Các tiêu chí phân loại đô thị mới nhất ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tiêu chí phân loại đô thị được đưa ra để Nhà nước quản lý dễ dàng các cấp bậc. Hiện nay có tổng cộng 6 loại đô thị gồm đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V và loại đặc biệt. Dưới đây là các tiêu chí phân loại.

Khái niệm đô thị là gì?

Đô thị là những khu vực tập trung đông đúc dân cư sinh sống chủ yếu diễn ra các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như thị trấn, thị xã, thành phố (Các thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).

Quy định chung về việc phân loại đô thị

Năm 2016, theo Nghị quyết 1210/QH13 ban hành,  Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những nội dung sau về việc phân loại đô thị tại Việt Nam:

Những đối tượng và phạm vi có khả năng phân loại đô thị

Các đối tượng và phạm vi đạt đủ điều kiện để được xếp hạng đô thị bao gồm:

  • Những thành phố trực thuộc trung ương, được xếp vào phân loại đô thị đặc biệt hoặc đô thị loại I.
  • Các thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại theo tiêu chí đô thị loại I, đô thị loại II hoặc đô thị loại III.
  • Thị trấn thuộc đô thị loại IV hoặc loại V.
  • Thị xã phân loại thuộc đô thị loại IV hoặc loại III.
  • Khu vực trong tương lai dự kiến được nâng cấp và phân loại theo một trong sáu loại đô thị tương ứng.

Nguyên tắc phân loại đô thị

Việc phân loại đô thị chỉ được công nhận khi thực hiện trên cơ sở: chương trình phát triển đô thị quốc gia; chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; chương trình phát triển từng đô thị để quản lý, phát triển từng đô thị nhằm đảm bảo phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội.
 


Tiêu chí dùng để phân loại đô thị ở nước ta

Ngoài ra, đô thị được quy hoạch, cải tổ và xây dựng đạt những tiêu chí nào sẽ được xét vào một trong sáu loại đô thị tương ứng. Đối với các đô thị dự kiến hình thành trong tương lai, việc đánh giá và phân loại đô thị có vai trò quan trọng, là cơ sở để thành lập và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị đó.

Việc phân loại đô thị còn được thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Xét lần lượt từng tiêu chí của loại đô thị để ra được tổng số điểm đạt được.

Thẩm quyền quyết định việc phân loại đô thị

Trong Nghị quyết 1210/QH13 đã quy định rõ những đối tượng sau có thẩm quyền quyết định việc phân loại đô thị ở Việt Nam:

  • Thủ tướng Chính phủ: Công nhận đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I và loại II.
  • Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Có quyền công nhận đô thị loại III và loại IV.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Công nhận đô thị loại V.

Các tiêu chí phân loại đô thị mới nhất

Sử dụng tiêu chí nào để phân loại đô thị đặc biệt

Tại ước ta, hiện chỉ có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận là đô thị đặc biệt nhờ đạt chuẩn 5 tiêu chí đề ra:

  • Vị trí đầu mối giao thông, vai trò là thành phố trọng điểm phát triển toàn diện về kinh tế, tài chính, bất động sản, đào tạo, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế, công nghệ và khoa học, giao lưu trong nước và quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
  • Quy mô dân số đạt trên 5 triệu người, khu vực nội thành đạt trên 3 triệu dân số.
  • Mật độ dân số trên 3 nghìn người/một km2, khu vực nội thành tính diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 12 nghìn người/km2
  • Tỷ lệ lao động toàn đô thị >70%, khu vực nội thành đạt trên 90%.
  • Trình độ phát triển cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng và kiến trúc đạt tiêu chuẩn.

Những tiêu chí để phân loại đô thị loại I

  • Có chức năng và vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước ta.
  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt trên 1 triệu người, khu vực nội thành đạt từ 500 nghìn người trở lên
  • Là thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương với quy mô dân số toàn đô thị đạt trên 500 nghìn người, khu vực nội thành đạt từ 200 nghìn người trở lên.
  • Mật độ dân số: >2 nghìn người/km2, khu vực nội thành đạt trên 10 nghìn người/km2.
  • Tỷ lệ lao động: Toàn đô thị đạt trên 65%, khu vực nội thành đạt trên 85%.

Đô thị loại II cần tiêu chí gì?

  • Vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh.
  • Quy mô dân số: Dân số toàn đô thị trên 200.000 người, khu vực nội thành đạt trên 100.000 người.
  • Mật độ dân số: >1.800 người/km2, khu vực nội thành đạt trên 8 nghìn người/km2.
  • Tỷ lệ lao động: Toàn đô thị đạt trên 65%, khu vực nội thành đạt trên 80%.


Khu đô thị loại I và II

Những tiêu chuẩn để phân loại đô thị loại III

  • Sự phát triển của tỉnh và vùng liên tỉnh.
  • Quy mô dân số: Dân số toàn đô thị trên 100.000 người, khu vực nội thành đạt trên 50.000 người.
  • Mật độ dân số: >1.400 người/km2, khu vực nội thành đạt trên 7 nghìn người/km2.
  • Tỷ lệ lao động: Toàn đô thị đạt trên 60%, khu vực nội thành đạt trên 75%.

Những tiêu chuẩn để đạt đô thị loại IV

  • Thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện.
  • Quy mô dân số: Dân số toàn đô thị trên 50.000 người, khu vực nội thành đạt trên 20.000 người.
  • Mật độ dân số: >1.200 người/km2, khu vực nội thành đạt trên 6 nghìn người/km2.
  • Tỷ lệ lao động: Toàn đô thị đạt trên 55%, khu vực nội thành đạt trên 70% nếu có.


Khu đô thị loại IV và V

Đô thị loại V cần tiêu chí gì? 

  • Thúc đẩy sự phát triển của huyện hoặc cụm liên xã.
  • Quy mô dân số: Dân số toàn đô thị trên 4000 người.
  • Mật độ dân số: >1.000 người/km2, khu vực nội thành đạt trên 5 nghìn người/km2.
  • Tỷ lệ lao động: Toàn đô thị đạt trên 55%

Giải đáp thắc mắc:

Bài viết trên, HomeUp đã giới thiệu những tiêu chí cơ bản nhất để phân loại đô thị. Một vài câu hỏi nhiều người thắc mắc đã được HomeUp chúng tôi tổng hợp kèm câu trả lời cụ thể:

1) Đối tượng nào có thẩm quyền quyết định việc phân loại đô thị?

Trong Nghị quyết 1210/QH13 đã quy định rõ những đối tượng sau có thẩm quyền quyết định việc phân loại đô thị ở Việt Nam:

  • Thủ tướng Chính phủ: Công nhận đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I và loại II.
  • Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Có quyền công nhận đô thị loại III và loại IV.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Công nhận đô thị loại V.

2) Tại Việt Nam có tổng bao nhiêu loại đô thị?

Hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 6 loại đô thị.

3) Các tiêu chí cơ bản để phân loại đô thị tương ứng là gì?

Bao gồm vị trí, vai trò, cơ cấu của đô thị đó; quy mô, mật độ dân số và tỷ lệ lao động,...


Tin mới