Bất động sản đã “bắt đáy” hay chưa?
Tình hình thị trường ra sao?
Hiện nay, thị trường BĐS hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tình trạng lệch pha cung - cầu ở phân khúc thị trường nhà ở khi phân khúc cao cấp chiếm phần lớn trong khi rất thiếu nhà ở giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

Thêm nữa, giá nhà và đất nền vẫn ở mức cao mặc dù giao dịch trên thị trường đã chững lại, một số địa bàn không xuất hiện giao dịch. Nguồn vốn tín dụng trong thị trường BĐS bị lệch pha, hệ quả hiện nay là nguồn vốn tín dụng bị hạn chế.
Bên cạnh đó, tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; giảm lực lượng lao động… là điều dễ thấy với các doanh nghiệp BĐS.
Chưa hết, các doanh nghiệp gặp khó trong phát hành trái phiếu và huy động vốn dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn. Thông tin từ Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cũng cho biết, các dự án BĐS mới được cấp phép tiếp tục giảm đã phản ánh “sức khỏe” của thị trường này.
Diễn biến thị trường 2023 ra sao?
Dự báo về diễn biến của thị trường trong năm 2023, các chuyên gia nhận định nguồn cung nhà ở vẫn còn hạn chế và giao dịch cũng chưa thể khởi sắc ngay. Tính trên phạm vi cả nước trong quý 4/2022 có 22 dự án với 5.995 căn được cấp phép, bằng 61,1% so với quý 3/2022 và bằng khoảng 45% so với cùng kỳ năm 2021, có 466 dự án với 228.029 căn đang triển khai xây dựng bằng 40,6% so với quý 3/2022 và bằng 44,6% so với cùng kỳ năm 2021; có 28 dự án với 3.258 căn đã hoàn thành xây dựng, bằng 164,7% so với quý 3/2022 và khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong lúc các doanh nghiệp BĐS loay hoay thì thị trường cũng thiếu giao dịch vì câu chuyện chạm đáy chưa, và nên bắt đáy vào thời điểm nào luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như người mua nhà để ở.
Dữ liệu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, ở thời điểm hiện tại, giá BĐS, nhất là phân khúc đất nền được điều chỉnh giảm mạnh, gần như trở lại mức giá thời điểm cuối năm 2021 khi chưa xảy ra cơn sốt đất.
Tại Hà Nội và TPHCM, nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu nhà ở đang hy vọng giá BĐS còn xuống nữa. Lý do là cả hai đô thị hàng đầu này đang gấp rút triển khai xây dựng các hệ thống đường vành đai. Từ đó quỹ đất xây dựng nhà sẽ được tăng cường đáng kể. Thêm nữa, trong giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp BĐS buộc phải tái cơ cấu, điều chỉnh hạ giá bán để “sinh tồn".
Tuy nhiên, thực tế thì bất chấp giao dịch hạn chế, giá nhà đất vẫn không giảm. Tại Hà Nội, hầu hết các chung cư vẫn kiên trì giữ giá. Tới nay, không còn tìm thấy căn hộ giá trên dưới 30 triệu đồng/m2.
Tin liên quan
-
Theo thống kê mới đây nhất, lượng hàng tồn kho của một số doanh nghiệp bất động sản...
-
Thị trường Bất động sản khởi sắc vào quý III 2023?
Thị trường bất động sản sẽ có những triển biến tốt vào quý III năm 2023 nếu các...
Tin mới
-
Reuters: ''Ông trùm'' BĐS CapitaLand có thể mua dự án của Vinhomes trị giá tới 1,5 tỷ USD
Theo thông tin từ Reuters ''ông trùm'' bất động sản lớn nhất Châu Á đang xúc tiến thương...17/03/2023 17:27 -
Khu đô thị tiếng Anh là gì? Tiêu chuẩn của một khu đô thị
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, có rất nhiều khu đô thị được phát triển và...17/03/2023 05:06 -
Bạc Liêu: Đề xuất chi 22.700 tỷ xây dựng cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu
Mới đây nhất, UBND tỉnh Bạc Liêu đã gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về phương án...28/02/2023 11:28 -
Thị trường Bất động sản Việt nam chờ đợi hàng trăm triệu USD nước ngoài “rót về”
Mới đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót gần 396,9 triệu USD (khoảng...28/02/2023 11:57