Điểm tin cuối năm 2022: Top 9 sự kiện bất động sản nổi bật

Sau khi trải qua giai đoạn dài gặp nhiều khó khăn và thách thức bởi đại dịch Covid-19, cùng với đó vào những tháng cuối năm, thị trường bất động sản đang rơi vào điểm trầm do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thị trường bất động sản 2022 đầy thăng trầm.
Thị trường bất động sản 2022 đầy thăng trầm.

Sau khi trải qua giai đoạn dài gặp nhiều khó khăn và thách thức bởi đại dịch Covid-19, cùng với đó vào những tháng cuối năm, thị trường bất động sản đang rơi vào điểm trầm do suy thoái kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, thị trường bất động sản còn tồn tại nhiều bất cập như việc kiểm soát phát trái phiếu doanh nghiệp quá chặt của ngân hàng Nhà nước hay các dự thảo sửa đổi về thời hạn sở hữu chung cư, thu thuế bất động sản,… Trước những biến cố, sóng gió đó, hãy cùng HomeUp điểm qua Top 10 sự kiện bất động sản nổi bật trong năm 2022 này nhé!

1. Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Trong Chương trình nghị sự, diễn ra vào sáng thứ ba, ngày 01/11/2022, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây được cho là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, từ đó tạo mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều điều luật khác, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, các tổ chức và toàn thể người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

2. Mức độ quan tâm phân khúc đất nền tăng cao ở nhiều tỉnh thành

Tháng 2/2022, mức độ quan tâm bất động sản tăng ở hầu hết các loại hình, cụ thể Hà Nội và TP.HCM có mức tăng lần lượt là 22% và 29% so với tháng 1.

Đáng chú ý, đất và đất nền dự án có mức quan tâm tăng mạnh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đà Nẵng là ba khu vực có mức tăng mạnh nhất, lần lượt là 35%, 41% và 32%. Hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM có mức tăng là 8% và 18%.

Khi đánh giá về khuynh hướng gia tăng nhu cầu mua với đất nền, các chuyên gia về thị trường bất động sản cho biết, vì lo ngại về trượt giá và lạm phát khi tiền được bơm ra thị trường qua những gói kích thích kinh tế, giải ngân đầu tư công nên nhu cầu tích lũy tài sản gắn liền với đất sẽ tăng lên trong năm nay. Đất nền và nhóm bất động sản liền thổ có giá trung bình được quan tâm hơn so với biệt thự, nhà phố, shophouse, do đó hút dòng vốn quy mô trung bình khá trở lên.

3. Căn hộ chung cư bình dân hút khách

Trong quý I, nhu cầu tìm kiếm căn hộ chung cư tăng cao ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, tập trung chính ở phân khúc bình dân. Cụ thể, trong tháng 2/2022, căn hộ chung cư bình dân ở Hà Nội và TP.HCM đều ghi nhận lượt tìm kiếm tăng cao hơn 36% so với hồi đầu tháng 1, vượt xa lượt quan tâm của nhà riêng và đất nền.

ăn hộ chung cư bình dân đang hút khách.
Căn hộ chung cư bình dân đang hút khách.

Giá căn hộ chung cư Hà Nội trong tháng 2/2022 đã tăng khoảng 4,4% so với tháng 12/2021. Mặt bằng giá căn hộ chung cư bình dân ở Hà Nội trong năm 2021 đã tăng trưởng 8%, đạt mức trung bình là khoảng 23,5 triệu/m2. Giá căn hộ chung cư cao cấp cũng tăng 5% lên mức 32,5 triệu/m2, trong khi đó, căn hộ chung cư cao cấp tăng 3% lên mức 45,5 triệu/m2.

4. Mức độ tăng giá của nhà đất vượt chứng khoán, vàng và tiền gửi tiết kiệm

Trong 2 năm đại dịch Covid-19 kéo dài, thị trường vàng, nhà đất, tiền gửi tiết kiệm và vàng ghi nhận nhiều diễn biến thăng trầm. Trong đó, nhà ở và đất có chỉ số tăng giá cao nhất, xếp sau là vàng, chứng khoán và tiền gửi ngân hàng.

Mặc dù chỉ số giá chứng khoán và vàng tăng mạnh vào tháng 1 năm 2022, lần lượt tăng 57% và 44% so với hồi tháng 1/2020, nhưng sang tháng 6/2022, giá chứng khoán và vàng đã giảm. Do đó, mức tăng so với hồi tháng 1/2020 chỉ còn 21% và 34%.

5. Đất nền từ Nam ra Bắc tăng giá

Trong quý II/2022, đất nền ở miền Bắc và miền Nam có mức độ quan tâm giảm lần lượt là 16% và 12% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mặt bằng giá rao bán vẫn tăng ở một số tỉnh thành so với mức giá trung bình năm 2021.

Cụ thể, thị trường TP HCM cũng ghi nhận mức độ quan tâm đất giảm khoảng 11%. Tuy nhiên, giá rao bán đất nền trong quý II/2022 ở nhiều khu vực trong thành phố đều tăng so với trung bình năm 2021, như Củ Chi tăng 8%, Quận 9 tăng 11% và Nhà Bè tăng 4%.

Đối với thị trường Hà Nội, nhu cầu tìm kiếm đất nền ở Hà Nội giảm đến 23% nhưng mặt bằng giá rao bán ở nhiều quận và huyện vùng ven tăng mạnh. Trong đó, đất nền huyện Gia Lâm, Đông Anh và Quốc Oai tăng lần lượt 27%, 31% và 20% so với giá trung bình năm 2021.

6. Bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng khó trong ngắn hạn

Theo Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam chia sẻ, cái khó cho doanh nghiệp nằm ở quy định về thu hút vốn, khó cho người tiêu dùng vì họ sẽ phải tích luỹ nhiều hơn, trả lãi nhiều hơn cho giấc mơ an cư lạc nghiệp ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, điểm sáng trong bức tranh trên là động lực di dân về các khu đô thị vệ tinh. Như ở TP HCM là khu vực Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Và đây cũng là động lực cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vì so với các bất động sản thương mại, nghỉ dưỡng thời gian thu hồi vốn phải từ 10 đến 20 năm thì bất động sản nhà ở chỉ mất một nửa thời gian đó.

Đồng quan điểm, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefiled Việt Nam, cho rằng thị trường Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư vì đồng nội tệ bình ổn. Quan trọng hơn dòng vốn FDI đổ vào khu vực bất động sản đang có sự thay đổi so với cách đây 5 năm.

7. Bất động sản công nghiệp tiếp tục toả sáng năm 2022

Với hạ tầng tốt, gần Trung Quốc, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa nên khu vực phía Bắc luôn nhận được dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp sản xuất.

Tuy nhiên, quỹ đất khu vực phía Bắc giới hạn nên dòng vốn hiện nay bắt đầu chảy sang miền Nam và miền Trung.

Đặc biệt là khu vực miền Trung, đây là nơi có nền kinh tế kém phát triển nên chính quyền rất tích cực trong việc thu hút dòng vốn FDI. Bên cạnh đó, quỹ đất còn nhiều nên giá đất hợp lý và nguồn nhân lực luôn dồi dào là các thế mạnh đặc biệt mà khu vực này sở hữu.

Đối với khu vực phía Nam, cùng với sự phát triển hạ tầng cao tốc hình thành trong tương lai cũng giúp giải quyết bài toán khan hiếm quỹ đất hiện nay.

8. Bỏ quy định về khung giá đất, sẽ xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường

Theo pháp luật hiện hành, khung giá đất được quy định tại Điều 113 Luật Đất đai 2013 khi Chính phủ sẽ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng.

Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ quy định về khung giá đất, thay vào đó, việc định giá đất sẽ xác định theo những nguyên tắc tại Điều 129 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Nhà nước sẽ ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể theo Điều 130 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Như vậy, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ quy định về khung giá đất, thay vào đó Nhà nước sẽ quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất và ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.

9. Nới ‘ room’ tín dụng và hiệu ứng của thị trường bất động sản

Việc quyết định nới "room" tín dụng lên mức 15,5-16% cho toàn hệ thống của Ngân hàng Nhà nước đã có tác động tích cực về mặt tâm lý đối với thị trường bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2%.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2%.

Cụ thể, từ cuối ngày 05/12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng giúp các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Trong khi đó, nguồn cung bất động sản thời gian qua có xu hướng giảm rõ rệt, giao dịch cũng trở nên trầm lắng. Với chính sách kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, dòng vốn trên thị trường càng gặp khó khăn.

Đồng thời, lãi suất tăng cao khiến nhà đầu tư do dự hơn trong các quyết định xuống tiền. Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp bất động sản phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động để duy trì hoạt động.

Tuy nhiên mới đây, Chính phủ đã thành lập tổ công tác gỡ khó cho bất động sản và Luật Đất đai sửa đổi đang được đệ trình quốc hội thông qua là một tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản 2023 sắp tới.


Tin liên quan

Tin mới