Loạt tuyến đường vành đai tạo đà phát triển mạnh mẽ cho đô thị Hà Nội

Các tuyến đường vành đai nằm bao quanh hành lang các thành phố lớn, có ý nghĩa kết nối trên diện rộng, tác động tới nhiều khu vực, vùng lân cận, tạo nên mạng lưới phát triển kinh tế vùng cho mỗi quốc gia.

Tạo ra không gian tăng trưởng mới

Tại Hà Nội, các tuyến vành đai không chỉ giảm tải áp lực giao thông nội đô, mà còn là đòn bẩy tạo nên những hành lang góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tạo nguồn lực đầu tư phát triển cho tương lai. Đi cùng sự phát triển của các dự án vành đai, là hệ thống hạ tầng quy mô, các trung tâm kinh tế, tài chính sôi động,... dần hình thành.

các tuyến vành đai không chỉ giảm tải áp lực giao thông nội đô, mà còn là đòn bẩy tạo nên những hành lang
Các tuyến vành đai không chỉ giảm tải áp lực giao thông nội đô, mà còn là đòn bẩy tạo nên những hành lang

Trong đó, tuyến đường vành đai 1 đi qua các cửa ô cũ của Hà Nội như Yên Phụ, Cầu Dền, Đông Mác, Kim Liên, Chợ Dừa, Cầu Giấy, Bưởi. Khu vực phía trong tuyến đường được xác định là khu vực bảo tồn và hạn chế phát triển, được chia thành khu phố cổ và khu phố cũ một cách không chính thức.

Trước những áp lực về giao thông, tuyến Vành đai 2 được khởi công vào 2005 phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội, giải quyết vấn đề ùn tắc, tạo đà phát triển kinh tế, xã hội.

Với tổng chiều dài 43,6km và mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng, đường vành đai 2 chạy qua 8 quận, huyện. Vào tháng 1/2016, đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy dài 6,4 km được thông xe. Đoạn Vành đai 2 kéo dài từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở vừa được hợp long tháng 7 vừa qua và dự kiến thông xe vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng, tuyến Vành đai 2 cũng dần quá tải. Cùng với đó, không gian để phát triển đô thị một lần nữa trở nên chật chội. Đó là lúc Tuyến đường Vành đai 3 được đẩy mạnh triển khai dù đã nằm trong Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội từ năm 1992.

Vành đai 3 được đẩy mạnh triển khai dù đã nằm trong Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội từ năm 1992
Vành đai 3 được đẩy mạnh triển khai dù đã nằm trong Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội từ năm 1992

Tuyến đường là hệ thống cầu cạn có chiều dài khoảng 65km, kéo dài từ Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm được thiết kế theo chuẩn cao tốc, phục vụ xe ôtô chạy tốc độ tối đa 90 km/h.

Đường Vành đai 3,5 kết nối khu vực phía Bắc sông Hồng và Nam sông Hồng, dài 45,64 km sau đó cũng được triển khai để giảm tải cho áp lực cho những tuyến đường hiện hữu.

Một số đoạn trên tuyến Vành đai 3,5 được TP Hà Nội dự kiến rót thêm hàng nghìn tỷ đồng. Dự kiến, hết năm 2025, gần 90% tuyến đường sẽ được đầu tư theo quy hoạch và khép kín khi cầu Ngọc Hồi hoàn thành, tạo sự kết nối hai bờ Bắc - Nam sông Hồng. Đây sẽ là động lực cho sự phát triển hơn nữa của những khu dân cư, đô thị, hoạt động thương mại, dịch vụ,... ngày càng sầm uất dọc hai tuyến đường.

Đặt kỳ vọng vào những tuyến đường vành đai mới

Ngoài những tuyến Vành đai đã hoặc đang triển khai xây dựng, Chính phủ cũng đã thông qua Nghị quyết triển khai một số dự án đường Vành đai, trong đó có tuyến Vành đai 4 và 5. 

triển khai một số dự án đường Vành đai, trong đó có tuyến Vành đai 4 và 5
Triển khai một số dự án đường Vành đai, trong đó có tuyến Vành đai 4 và 5

Tuyến đường Vành đai 4 dài 112,8km qua 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh,... đóng vai trò quan trọng trong liên kết vùng, bảo đảm kết nối giữa các địa phương lân cận với thành phố Hà Nội. Đồng thời, góp phần mở rộng không gian, tạo động lực phát triển mới, khai thác hiệu quả quỹ đất phía Tây Vành đai 4 địa phận Hà Nội; phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ sinh; các khu đô thị Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức đã được quy hoạch; các khu đô thị, công nghiệp 2 bên tuyến trên địa phận Hưng Yên, Bắc Ninh,...

Bộ đôi vành đai 3,5 và Vành đai 4 là giải pháp hoàn thiện hệ thống đường bộ của Vùng Thủ đô, kết nối xuyên suốt đến cả 10 địa phương phía Bắc. Các dự án hạ tầng nghìn tỷ còn là bàn đạp tiếp cận các khu vực kinh tế, các cửa ngõ hàng hải, hàng không xung quanh. 

Bộ đôi vành đai 3,5 và Vành đai 4 là giải pháp hoàn thiện hệ thống đường bộ của Vùng Thủ đô
Bộ đôi vành đai 3,5 và Vành đai 4 là giải pháp hoàn thiện hệ thống đường bộ của Vùng Thủ đô

Bên cạnh việc giảm tải áp lực giao thông nội đô và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực, tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô án sẽ giúp kết nối nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các tỉnh, thành phố trong vùng giao thương. Điều này tạo tiền để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất giữa các tỉnh thành. 


Tin liên quan

Tin mới