Bất động sản công nghiệp “ngược dòng” xu hướng gia tăng mạnh

Thị trường BĐS thiếu nguồn cung tại các vị trí trung tâm công nghiệp vẫn là khó khăn của phân khúc này, thế nhưng đây cũng là yếu tố dẫn dắt duy trì giá cho thuê ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu thuê mạnh mẽ.

Hưởng lợi từ đầu tư dài hạn

Theo đó, bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng, hấp dẫn với các nhà sản xuất trên thế giới trong bối cảnh hoạt động FDI trên quy mô quốc tế vẫn chưa hồi phục. Giải ngân vốn FDI năm 2022 tại Việt Nam đạt tăng trưởng ấn tượng trong khi vốn FDI đăng ký chậm lại vì cùng kỳ ghi nhận các dự án có mức vốn đăng ký đột biến.

bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng, hấp dẫn với các nhà sản xuất
Bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng, hấp dẫn với các nhà sản xuất

Theo thống kê, trong năm 2022, tổng mức FDI đăng ký đạt 27,7 tỷ USD (giảm 11% so với cùng kỳ), do ghi nhận hai dự án đăng ký mới với số vốn đột biến (dự án Nhà máy điện LNG I&II 3 tỷ USD và dự án Nhà máy điện Ô Môn II 1,3 tỷ USD) trong khi giải ngân vốn FDI đạt 22,4 tỷ USD (tăng 13,5% ) cao nhất 5 năm qua.

Bước sang tháng 1 năm nay, số dự án vốn FDI đăng ký cấp mới tại Việt Nam đạt 153 dự án (tăng 48,5%), với số vốn đăng ký cấp mới cao gấp 3 lần so với cùng kỳ 2022.

Xem thêm: Ngân hàng giảm lãi suất, thị trường bất động sản có khởi sắc?

Do đó, một phần nhỏ sản xuất được dịch chuyển từ Trung Quốc sẽ đủ để Việt Nam hấp thụ tốt và triển vọng của ngành khu công nghiệp tích cực trong dài hạn.

Giá thuê sẽ tiếp tục tăng

Trong năm 2022, Việt Nam đã chính thức thông qua 3 văn bản liên quan trực tiếp đến tình hình phát triển khu công nghiệp, bao gồm quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia thời kỳ 2021-2030, công văn 2514/CV-TCT, nghị định 35/2022/NĐ-CP và đang hướng đến việc thông qua Luật đất đai sửa đổi.

Bên cạnh pháp lý, hạ tầng giao thông kết nối được đẩy mạnh triển khai từ năm 2023 sẽ giải quyết nút thắt cổ chai “logistics” hỗ trợ trực tiếp cho ngành bất động sản khu công nghiệp.

hiếu nguồn cung tại các vị trí trung tâm công nghiệp vẫn là khó khăn của ngành
Thiếu nguồn cung tại các vị trí trung tâm công nghiệp vẫn là khó khăn của ngành

Thiếu nguồn cung tại các vị trí trung tâm công nghiệp vẫn là khó khăn của ngành, song, cũng là yếu tố dẫn dắt duy trì giá cho thuê ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu thuê mạnh mẽ.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tỷ lệ lắp đầy các khu công nghiệp trên cả nước có xu hướng tăng, đạt trên 80% trong đó tại khu vực phía Nam đạt khoảng 85%.

Xem thêm: Doanh nghiệp Bất động sản cần tự “cứu” chính mình” trong bối cảnh hiện nay

Thị trường phía nam sẽ tiếp tục được đẩy mạnh “mở khóa", đặc biệt là Bình Dương và Đồng Nai khi tỷ lệ lắp đầy tại khu vực này đã trên 90% và không có thêm khu công nghiệp nào được thông qua chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2020 - 2021. Hiện, các trung tâm công nghiệp đang tập trung vào khu vực phía nam với xu hướng mở rộng tại các tỉnh/thành vệ tinh TP HCM.

Cùng với đó, kỳ vọng quá trình tái cân đối chuỗi cung ứng toàn cầu được đẩy nhanh khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế. Cuối cùng môi trường pháp lý dần được hoàn thiện giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng nguồn cung đáp ưng nhu cầu và triển vọng về hạ tầng giao thông được đẩy nhanh cải thiện trong trung hạn.


Tin liên quan

Tin mới