Đề xuất phương án đổi trái phiếu lấy nhà “giải cứu” thị trường Bất động sản

Với tình hình thị trường bất động sản hiện nay đã có một số ý kiến cho rằng không thể dùng tiền ngân sách để giải cứu Bất động sản mà phải dùng cơ chế, chính sách, thậm chí có thể xem xét phương án đổi trái phiếu lấy nhà, giãn hoãn nợ với trái chủ.

Đổi trái phiếu lấy nhà

Hiện nay, thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng. Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều, đầu cơ và cuối cùng là tâm lý đám đông vẫn còn nặng nề.

Nói về nguồn vốn cho bất động sản, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho biết nguồn vốn tín dụng vào bất động sản năm 2022 vẫn tăng 15%.

thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng
Thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng

Đánh giá về cấu trúc vốn cho thị trường bất động sản năm nay, ông Lực cho biết khoảng 700-800 ngàn tỷ đồng. Thông thường vốn ngân hàng chiếm 50%. Nhưng do năm 2023 các kênh vốn khác không phát triển nên vốn ngân hàng chiếm đến 70%, 30% là vốn từ các kênh còn lại.

Trên thực tế, Việt Nam có những rủi ro trong lĩnh vực bất động sản rất khác so với Trung Quốc. Do vậy khi cân nhắc về các nhóm giải pháp hỗ trợ cho thị trường bất động sản Việt Nam, không thể dùng tiền ngân sách để giải cứu mà phải dùng cơ chế, chính sách, phương pháp hướng dẫn.

Có thể xem xét đổi tiền lấy hàng: đổi trái phiếu lấy nhà. Tuy nhiên, Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, cũng như cách thức và giá cả… Đồng thời, được phép phát hành trái phiếu mới, đặc biệt có giãn hoãn một số điều kiện hơi chặt hiện nay.

Hiện nay, Thủ Tướng đã quyết liệt chỉ đạo để đưa ra các cơ chế chính sách, giải pháp biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, do đó cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong năm 2023, giúp thị trường có thể phục hồi trong quý 3-2023.

Cần nguồn vốn bổ sung

Trên thị trường hiện nay còn khoảng 1.000 dự án trên cả nước đang gặp điểm nghẽn về pháp lý mà chưa thể đưa vào thị trường được, tổng số giá trị của 1000 dự án tương đương khoảng 700.000 tỷ đồng.

Trên thị trường hiện nay còn khoảng 1.000 dự án trên cả nước đang gặp điểm nghẽn về pháp lý
Trên thị trường hiện nay còn khoảng 1.000 dự án trên cả nước đang gặp điểm nghẽn về pháp lý

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), chúng ta có thể nhìn vào bài học trước đó từ gói 30.000 tỷ đồng.

Tại thời điểm đó, con số 30.000 tỷ đồng so với thị trường là không thấm vào đâu, nhưng chính sách này đã kích cầu rất nhiều dự án được chuyển đổi từ phân khúc cao cấp sang nhà ở xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cũng đồng quan điểm, cho rằng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng không phải lớn so với tổng dư nợ ở với thời điểm đó nhưng đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề, tạo ra nguồn vốn mồi, góp phần kích thích tiêu dùng, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển kéo theo nhiều ngành nghề khác như vật liệu xây dựng, tạo việc làm cho công nhân xây dựng.

Do đó, ông Hà đề xuất cần có nguồn vốn cụ thể cho thị trường bất động sản, nhất là cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá thấp hiện nay. Chẳng hạn, giá nhà ở từ 30 triệu trở xuống với thành phố lớn và giá thấp hơn với các địa phương khác; có lãi suất hỗ trợ.


Tin liên quan

Tin mới