Dòng tiền bất động sản bao giờ được giải quyết?

Với tình hình thị trường bất động sản đang có nhiều biến động như hiện nay, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khó phát hành trái phiếu và huy động vốn từ khách hàng dẫn đến nhiều thiếu vốn, và cần giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.

Tồn kho hàng ngàn tỉ đồng

Theo báo cáo tài chính năm của các công ty BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán, tính đến cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và các dự án xây dựng dở dang lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng, tăng rất mạnh so với trước đó.

Dòng tiền bất động sản bao giờ được giải quyết
Dòng tiền bất động sản bao giờ được giải quyết?

Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) tồn gần 134.500 tỷ đồng, tăng đến 22,5% so cùng kỳ và chiếm hơn 50% tài sản của Novaland. Công ty CP Đầu tư Nam Long cũng có lượng hàng tồn lớn, dù đã giảm nhẹ 7,5% so với quý trước và giảm 4% so cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn đang tồn gần 15.000 tỷ đồng. 

Do đó, phải sớm tháo gỡ về pháp lý giúp DN triển khai dự án. Kế đến, các ngân hàng phải mở hầu bao giúp DN thế chấp dự án để vay vốn và sau đó mới đến bán hàng. Khi đó khách hàng cần được hỗ trợ lãi suất với chính sách, điều kiện vay thông thoáng,...

Hiện khoảng hơn 60 dự án thuộc diện vướng thanh tra, vướng đất công và hơn 140 dự án vướng pháp lý. Một số dự án của các DN khác tại TP HCM còn dở dang, vướng mắc rất nhiều.

Phát triển các quỹ đầu tư bất động sản

Để giải quyết hàng tồn kho BĐS thì Chính phủ cần có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trong việc tháo gỡ chính sách tín dụng cho thị trường BĐS. Bộ Tài chính nên có "sàn giao dịch trái phiếu" dưới sự giám sát của bộ, đồng thời đẩy mạnh phát triển các quỹ đầu tư BĐS chứ không thể trông chờ vào một kênh tín dụng.

Chính phủ cần có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trong việc tháo gỡ chính sách tín dụng cho thị trường BĐS
Chính phủ cần có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trong việc tháo gỡ chính sách tín dụng cho thị trường BĐS

Các chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường hiện tại ngoài các chính sách mà Chính phủ, bộ, ngành quyết tâm tháo gỡ thì câu chuyện nội tại là của DN. Hiện nhiều công ty BĐS đang nợ trái phiếu nhưng hàng không bán được, bị ách lại nên không có nguồn tiền trả nợ và các chi phí khác để vận hành công ty. 

Theo đó, cách tháo gỡ tốt nhất là làm sao để họ bán hàng như: Tăng hỗ trợ tín dụng giúp thu hút người mua tạo thanh khoản, tháo nghẽn dòng tiền cho DN có sản phẩm hoặc hỗ trợ tín dụng để DN tái cấu trúc tài chính,...

Cách làm tốt nhất là các dự án tồn kho phải bán được. Trong khi đã có DN giảm giá sản phẩm tới 30%-40% nhưng không có người mua. Điều đó có nghĩa cần phải giảm thêm để thu hút người mua.

Đồng thời, cần kích thích thị trường bằng việc kích hoạt trở lại một gói hỗ trợ gần giống gói 30.000 tỉ đồng trước đây để người mua có thể tiếp cận được. Thứ hai, về lâu dài, Chính phủ phải quyết liệt đẩy nhanh chính sách tháo gỡ vướng mắc, nhất là các khâu tắc nghẽn liên quan tiền sử dụng đất, thủ tục hành chính.


Tin liên quan

Tin mới