Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống

Qua nhiều năm ngủ yên trên những trang giấy, mới đây chiều 5/4 ban lãnh đạo thành phố đã chính thức phê duyệt dự án quy hoạch khu đô thị sông Hồng, Sông Đuống, tỉ lệ 1/ 5.000. Quy hoạch này đã đem lại những đổi mới tích cực cho cư dân tại khu vực này như thế nào? mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống

Khu vực cảnh quan Sông Hồng, sông Đuống đã được quy định tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch xây dựng đô thị Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, sông Hồng, sông Đuống có đặc điểm là do không gian thoát lũ được giới hạn bởi đê của 2 sông và được thực hiện theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. 

Tuyên bố dự án quy hoạch khu đô thị sông Hồng, Sông Đuống
Tuyên bố dự án quy hoạch khu đô thị sông Hồng, Sông Đuống

Dự án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống được UBND thành phố Hà Nội quyết định ngày 5/4 vừa qua là bước tiến triển ngoạn mục của cả Quyết định số 1259 và Quyết định số 257. Đây là bước rất quan trọng, là cơ sở để tổ chức và triển khai các dự án, kế hoạch tiếp theo là cơ sở để quản lý cơ cấu lại dân cư nơi đây.

Khái quát khu đô thị sông Hồng, sông Đuống

Quy hoạch khu đô thị sông Hồng từ đoạn cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch phân khu sông Đuống từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng thuộc địa phận các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm.

Toàn cảnh khu đô thị Sông Hồng, Sông Đuống
Toàn cảnh khu đô thị Sông Hồng, Sông Đuống

Quy hoạch khu đô thị sông Hồng

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm, được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung quy hoạch trong không gian thoát lũ từ đê cấp 1 (tả ngạn) tới đê cấp đặc biệt (hữu ngạn) hiện có theo 3 nguyên tắc chính như sau: 

Giữ vững các tuyến đê bối hiện có, không xây thêm đê bối mới; không thu hẹp diện tích thoát lũ, không xây thêm đê mới trong đê cũ; không làm thay đổi mục tiêu và tiêu chuẩn phòng chống lũ của hệ thống sông do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống

Khu đô thị sông Đuống được coi như là một điểm tựa cho khu vực phía Bắc sông Hồng. Ở đây, các đê chống ngập lụt được xây đắp quy mô, ổn định giao thông đường thủy. Hai bên bờ sông là sự kết hợp hệ sinh thái cây xanh kết hợp du lịch, bảo tồn di tích lịch sử. Khu vực này là sợi dây kết nối cho 2 bên sông, cải tạo xóm làng ven đê mang lại cuộc sống mới. 

Các công tác cần đảm bảo khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống

Hai công tác quan trọng cần được đảm bảo khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sông Đuống đó là di dời dân cư ngoài đê và bảo tồn công trình di tích lịch sử có giá trị. 

Di dời dân cư ngoài đê

Dân cư nếu sinh sống tại khu quy hoạch sẽ được được bố trí 5% quỹ đất để phục vụ nhu cầu di dân, dãn dân, tái định cư tại chỗ; ưu tiên dự án  hạ tầng xã hội, kỹ thuật, sân vui chơi thể dục thể thao, khu thương mại, làng nghề truyền thống sẽ được giữ gìn, tu bổ lại,…

Đối với nhóm nhà ở xây dựng mới, thành phố sẽ nghiên cứu bố trí tại khu vực bãi sông cho phù hợp, theo hướng thuận dòng chảy và địa chất thủy văn của sông. Cùng với đó, mật độ xây dựng thấp, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối hài hòa và khai thác các chất liệu kiến trúc truyền thống và bền vững. Đồng thời gìn giữ giá trị văn hóa bản địa, đồng bộ về hạ tầng.

Dự án này là báo hiệu tốt mà người dân có thể vui mừng chào đón cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn. 

Bảo tồn công trình di tích lịch sử có giá trị 

Các dự  án quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống đã xác định rõ các yếu tố hạ tầng cơ bản để cải tạo, tái thiết hệ thống dân cư đang được tồn tại, bảo vệ theo Quy định phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Đuống; bảo tồn, gìn giữ các công trình di tích, kiến trúc lịch sử có giá trị, đồng thời khai thác quỹ đất phát triển mới tạo nên diện mạo cảnh quan đô thị mới dọc hai bên bờ sông.

Các phân khu trong dự án quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Đuống

Phân khu từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long: hệ sinh thái tự nhiên tại đây được bảo tồn trên cơ sở làng xóm ven đô sẽ được dần đô thị hóa và đất bãi và đất nông nghiệp của các quận, huyện Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm.

Phân khu từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì: đây là vùng trọng tâm dự án.

Phân khu từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long: đây là hệ sinh thái trọng điểm, được con người trồng hoa màu,cây cảnh, nuôi trồng thủy sản, làng nông nghiệp truyền thống và công trình di tích lịch sử. 

Tuyên bố dự án quy hoạch khu đô thị sông Hồng, Sông Đuống
Toàn cảnh khu đô thị Sông Hồng, Sông Đuống

Lưu ý khi khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống

Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định tại Hội Nghị: các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nêu ở trên được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng trong lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng dựa theo quy hoạch trên địa bàn; hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng và các công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô. Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện kinh tế và điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh - hiện đại - bền vững.

Đưa ra giải pháp quản lý cư dân tập trung đang tồn tại, bảo vệ theo quy định; không để phát sinh thêm về diện tích đất ở, hộ dân sinh sống tại đê, ngoài quy hoạch; di dời dân cư ở khu vực dòng sông co hẹp, nguy hiểm khi có lũ lớn và các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, các khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm theo quy định.


Tin liên quan

Tin mới