Thị trường Bất động sản Việt nam chờ đợi hàng trăm triệu USD nước ngoài “rót về”
Tình hình đầu tư thị trường BĐS hiện nay
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/2 tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong số các ngành, lĩnh vực thu hút vốn FDI, công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Xem thêm: Thị trường bất động sản có “hồi sinh” từ quý III hay không?
Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 202,1 triệu USD và gần 141,9 triệu USD.
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới và điều chỉnh vốn.

Về cơ cấu dòng vốn ngoại trong 2 tháng đầu năm, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể, có 261 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 42,6% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,76 tỷ USD, tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, có 133 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 6,3% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 535,4 triệu USD, giảm 85,1% so với cùng kỳ.
Xem thêm: Phân khúc bất động sản nào đang được ưu tiên vốn tín dụng?
Ngoài ra, có 440 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 10% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt gần 797,9 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ.
Đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 978,4 triệu USD, chiếm gần 31,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, chiếm gần 17,2%; Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần.
Tính tới ngày 20/02/2023, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 11,4 điểm phần trăm so với tháng 01 năm 2023.
Tin liên quan
-
Vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường Bất động sản Việt Nam mất...
-
Phân khúc bất động sản nào đang được ưu tiên vốn tín dụng?
Các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để có dư địa giảm... -
Thị trường bất động sản có “hồi sinh” từ quý III hay không?
Thị trường bất động sản đang trải qua đợt tái cấu trúc, thanh lọc mạnh mẽ. Có nhiều...
Tin mới
-
Reuters: ''Ông trùm'' BĐS CapitaLand có thể mua dự án của Vinhomes trị giá tới 1,5 tỷ USD
Theo thông tin từ Reuters ''ông trùm'' bất động sản lớn nhất Châu Á đang xúc tiến thương...17/03/2023 17:27 -
Khu đô thị tiếng Anh là gì? Tiêu chuẩn của một khu đô thị
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, có rất nhiều khu đô thị được phát triển và...17/03/2023 05:06 -
Bạc Liêu: Đề xuất chi 22.700 tỷ xây dựng cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu
Mới đây nhất, UBND tỉnh Bạc Liêu đã gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về phương án...28/02/2023 11:28 -
Thị trường Bất động sản Việt nam chờ đợi hàng trăm triệu USD nước ngoài “rót về”
Mới đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót gần 396,9 triệu USD (khoảng...28/02/2023 11:57