Thông tin quy hoạch đường vành đai Hà Nội

Thông tin quy hoạch đường vành đai luôn là chủ đề thu hút được sự quan tâm lớn từ đông đảo đọc giả và đặc biệt có ý nghĩa với các nhà đầu tư tại Hà Nội. Quy hoạch vành đai sẽ đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội, giúp người dân thuận tiện trong việc di chuyển đến các địa điểm nội - ngoại thành.

Đường vành đai là gì?

Đường vành đai hay có tên gọi khác là đường bao, đây là tuyến đường dọc theo xung quanh nội thành và ôm trọn lấy vùng đất của tỉnh, thành phố hay khu đô thị mà nó đi qua. Đường vành đai có thể tồn tại ở dạng tuyến cao tốc hay tuyến xa lộ, với mục tiêu giảm tải sự ùn tắc, kẹt xe thì đây là giải pháp tối ưu nhất.

Hiện nay ở thủ đô Hà Nội có 7 vành đai đã và đang được thi công: vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2.5, vành đai 3, vành đai 3.5, vành đai 4, vành đai 5.

Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về các vành đai này.

Thông tin quy hoạch các tuyến đường vành đai ở Hà Nội
Thông tin quy hoạch các tuyến đường vành đai ở Hà Nội

Đường vành đai 1 

Thông tin chung

Đây là vành đai có bề dày lịch sử, vành đai này đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc với tên gọi Route circulaire. 

Vành đai này tạo thành một vòng tròn nhỏ gói gọn khu vực trung tâm của thủ đô. Khu vực ở đây đã được xác định là khu vực  cần bảo tồn và hạn chế phát triển, được chia không chính thức thành khu phố cổ và khu phố cũ. 

Đường Vành Đai 1

Địa bàn các quận vành đai đi qua: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy. Vành đai 1 có 2 cầu vượt bằng thép liên kết Nghi Tàm với Trần Quang Khải; Trần Khát Chân với Đại Cồ Việt và  hầm chui Kim Liên là mạch nối Đại Cồ Việt với Xã Đàn.

Tiến độ thi công

Đoạn từ cầu Nhật Tân đến Hoàng Cầu: hoàn tất thi công vào năm 2016.

Đoạn từ Cầu Giấy đến Bưởi và Lạc Long Quân, đã hoàn thành. 

Đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: mục tiêu hoàn thành vào năm 2020, nhưng hiện nay vẫn chưa hoàn thiện vì gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Đoạn đường này đang được tích cực hoàn thành để sớm giải quyết ùn tắc giao thông.

Đường vành đai 2

Thông tin chung

Là tuyến giao thông đường bộ nội thành khép kín của Hà Nội đạt tổng chiều dài là 43,6 km. Địa bàn các quận vành đai đi qua: Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ và huyện Đông Anh.

Đường vành đai 2
Đường vành đai 2

Vành đai có 2 cầu vượt sông Hồng mang tên cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân, cùng với đó là 1 cầu vượt sông Đuống mang tên cầu Đông Trù.

Tiến độ thi công

Những tuyến đường: Láng- Bưởi - Võ Chí Công - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa - Lý Sơn - Nguyễn Văn Linh - Đàm Quang Trung đã được hoàn thành công tác mở rộng vào năm 2016.

Đoạn đường từ ngã tư Vọng đến ngã tư Sở thuộc đường Trường Chinh cũng đã hoàn thành công tác mở rộng.

Tiến trình xây cầu cạn trên cao, từ Ngã Tư Vọng tới cầu Vĩnh Tuy (đường Đại La - Minh Khai, quận Hai Bà Trưng): đã và đang được mở rộng, khi hoàn tất sẽ khép kín vành đai 2, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2022. 

Đường vành đai 2.5

Thông tin chung

Đây là tuyến đường phụ trợ để kết nối vành đai 2 và vành đai 3 với chiều dài chỉ khoảng 30km nhưng có vai trò huyết mạch và vô cùng quan trọng.

Vành đai này đi qua các quận: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hoàng Mai. Xuất phát điểm từ khu đô thị Tây Hồ Tây và kết thúc ở đường Lĩnh Nam.

Đường vành đai 2.5

Đây là tuyến đường  được quy hoạch sớm từ 10 năm trước với chi phí đầu tư lớn nhưng gặp vấn đề lớn ở giải phóng mặt bằng khiến tiến độ trì trệ.

Tiến độ thi công

Chia làm 3 giai đoạn: 

- Giai đoạn 1: cầu Vĩnh Tuy đến Tân Mai, Kim Đồng và khu đô thị mới Định Công đảm bảo hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng trước năm 2020.

- Giai đoạn 2: đường Hoàng Đạo Thúy đến khu đô thị mới Tây Hồ phải nhanh chóng mở rộng đến trước đầu năm 2025.

- Giai đoạn 3: đường từ Hoàng Đạo Thúy đến khu đô thị mới Định Công, phải hoàn thành quá trình thông tuyến đến trước năm 2030.

Đường vành đai 3

Thông tin chung

Vành đai đường bộ quan trọng, đây là tuyến đường được tích hợp từ các tuyến đường có sẵn ở Hà Nội, cụ thể là: đường Võ Văn Kiệt, đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yên, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì và quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp.

Đường vành đai 3

Với chiều dài khoảng 63km, tuyến đường đi qua các quận: Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên và Gia Lâm.

Có 3 cây cầu lớn được chú ý ở tuyến đường này là: cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng.

Tiến độ thi công

- Giai đoạn 1: đường đô thị hai bên kết hợp đường cao tốc trên cao ở giữa đối với đoạn đường từ Nội Bài đến Mai Dịch, Thanh Xuân, Pháp Vân và cầu Thanh Trì đã hoàn thành thi công. 

- Giai đoạn 2: từ nay đến năm 2025 triển khai dự án hai đoạn từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài (dài 9,8 km) và từ trục Nhật Tân - Nội Bài đến Quang Minh. 

Đường vành đai 3.5

Thông tin chung

Là tuyến đường với vị trí nằm ngoài tuyến vành đai 3 và trong đường vành đai 4 theo hướng về trung tâm thủ đô. 

Đây là mạch nối giữa phía bắc và nam sông hồng với chiều dài hàng chục km, đi qua các quận, huyện: Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Mê Linh,... 

Đường vành đai 3.5

Điểm nhấn của vành đai này là cầu Thượng Cát với kinh phí đầu tư khoảng 9000 tỷ đồng.

Tiến độ thi công

Từ đại lộ Thăng Long đến đường 32: đang được triển khai thực hiện.

Tuyến đường từ cầu Thượng cát đến quốc lộ 32 và nút giao đường vành đai 3.5 với Đại lộ Thăng Long tiếp tục được đầu tư phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025.

Dự kiến triển khai đoạn đường từ Phúc La - Văn Phú đến Pháp - Vân Cầu Giẽ trong giai đoạn 2022- 2026.

Đường vành đai 4

Thông tin chung

Đây là tuyến đường lớn, chi phí đầu tư cao, đoạn đường liên tỉnh của thủ đô Hà Nội, đi qua 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.

Vành đai này trải dài 5 tỉnh, thành: Vĩnh Phúc ( điểm đầu), Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh (điểm cuối) và đi qua địa phận của 16 quận, huyện, thị xã.

Đường vành đai 4

Tiến độ thi công

Chia làm 5 tuyến đường, đã được thống nhất chủ trương đầu tư và thực hiện quy hoạch đến 2030 và tầm nhìn đến 2050.

- Tuyến đường 1: Từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 6.

- Tuyến đường 2: Từ quốc lộ 6 đến quốc lộ 1B.

- Tuyến đường 3: Từ quốc lộ 1B đến cao tốc Hà Nội- Hải Phòng.

- Tuyến đường 4: Từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến quốc lộ 18.

- Tuyến đường 5: Từ quốc lộ 2 đến quốc lộ 32.

Đường vành đai 5 

Thông tin chung

Vành đai liên tỉnh lớn với chiều dài khoảng 331km, có mặt ở 8 tỉnh thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. 

Đường vành đai 5

Đây là tuyến đường đang được chú tâm, trong việc lên kế hoạch và triển khai một cách tốt nhất phù hợp với tình hình ở giai đoạn hiện nay.

Tiến độ thi công

Dự án được triển khai trong giai đoạn 2020 - 2030, xây dựng toàn tuyến theo quy mô quy hoạch của đường vành đai 5 ước tính sẽ đạt tối thiểu 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc và quốc lộ.

Giai đoạn từ năm 2030 trở đi, tiến hành xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch đã đề ra. Tiến độ triển khai và thi công của từng dự án sẽ được điều chỉnh sao cho thích hợp với tình hình phát triển, điều kiện ở từng địa điểm cụ thể.

Lợi ích, ý nghĩa của các tuyến đường vành đai

Việc triển khai kế hoạch, thi công và hoàn tất thi công các vành đai có ý nghĩa chiến lược và mang lại rất nhiều lợi ích cho thành phố Hà Nội. Cùng điểm qua một vài ý nghĩa của các tuyến đường vành đai nhé!

- Xây dựng các tuyến đường giúp giải quyết vấn đề giao thông, lưu lượng giao thông ở địa bàn thành phố nói và kết nối với các tỉnh thành phố khác dễ dàng hơn. 

- Có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, đây là điều kiện, động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát triển các khu đô thị, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các khu vực, thúc đẩy đầu tư thương mại vào khu vực Hà Nội.

- Riêng ở thị trường bất động sản, đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư  có thể giúp họ sinh lợi trong thời gian sắp tới.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về quy hoạch đường vành đai tại Hà Nội. Truy cập vào Homeup.vn để cập nhật thêm các thông tin quy hoạch mới nhất nhé!


Tin liên quan

Tin mới