Ba khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh bị loại khỏi dự án quy hoạch

Ở thành phố Hồ Chí Minh có ba khu công nghiệp chính thức bị loại khỏi dự án Quy hoạch phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam (bao gồm: khu công nghiệp Bàu Đưng, Phước Hiệp và Xuân Thới Thượng).

Với vấn đề đã nêu ở trên, TP. Hồ Chí Minh cũng được bổ sung vào dự án quy hoạch thêm 2 khu công nghiệp mới (khu công nghiệp Phạm Văn Hai I và khu công nghiệp Phạm Văn Hai II).

Thay mặt cho Chính Phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khai vừa có công văn đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM vào dự án quy hoạch phát triển các khu nghiệp ở Việt Nam.

Chính Phủ điều chỉnh, bổ sung dự án quy hoạch một số KCN trên địa bàn TP.HCM
Chính Phủ điều chỉnh, bổ sung dự án quy hoạch một số KCN trên địa bàn TP.HCM

Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra công văn số 1300/TTg-KTN vào ngày 24/7/2014 về việc điều chính quy hoạch phát triển các khu công nghiệp TP.HCM nêu rõ ba khu công nghiệp đưa phê duyệt đưa vào quy hoạch (trong đó có: khu công nghiệp Bàu Đưng có diện tích 175 ha tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; khu công nghiệp Phước Hiệp có diện tích 200 ha tại xã Phước Hiệp và Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi; khu công nghiệp Xuân Thới Thượng có diện tích 300 ha tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn).

Bổ sung 2 khu công nghiệp vào dự án quy hoạch, Chính phủ yêu cầu TP.HCM chịu trách nhiệm tính toán chính xác các số liệu báo cáo; với quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch tại đề án và các văn bản giải trình. Giai đoạn 2021 -2030, TP.HCM chịu trách nhiệm cập nhật vị trí và quy mô diện tích khu công nghiệp Phạm Văn Hai I (379 ha) và khu công nghiệp Phạm Văn Hai II (289 ha) vào quy hoạch, đưa ra kế hoạch sử dụng trong vòng 5 năm (2021-2025) TP.HCM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai.

Chính phủ yêu cầu đối với 3 KCN bị loại khỏi dự án quy hoạch: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đưa ra khỏi quy hoạch phát triển khu công nghiệp và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án tại diện tích đất này sẽ được xem xét sau khi Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt phương án đưa 3 KCN ra khỏi dự án quy hoạch.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần phải bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp (gồm có: đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất và các loại đất nông nghiệp khác) nằm trong chỉ tiêu chuyển đổi mục đích từ việc sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của thành phố và huyện Bình Chánh sẽ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

Chính phủ cũng yêu cầu TP.HCM đồng bộ việc quy hoạch, phát triển khu công nghiệp đối với các công trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động làm việc trong KCN, cụ thể như sau: đảm bảo việc cung cấp cấp các hạ tầng cơ sở vật chất cho việc phục vụ hoạt động của khu công nghiệp, đưa ra các giải pháp ổn định đến đời sống và các phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng.

Tại cuộc hội thảo diễn ra vào giữa tháng 8-2022, đã lấy ý kiến về “Đề án định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040”, thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên chủ trương các khu công nghiệp, khu chế xuất  như hiện nay. Chi tiết như sau: hiện có 19 khu chế xuất, KCN được thành lập (gồm có 17 khu chế xuất, KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ 80%, thu hút 1.665 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 12,5 tỷ USD).

Riêng ngành kim ngạch xuất khẩu hàng năm của các khu chế xuất, KCN ở TP. Hồ Chí Minh sẽ rơi vào khoảng 8 tỷ USD, chiếm khoảng 21% so với kim ngạch xuất khẩu của thành phố (đã trừ dầu thô). Việc thu ngân sách các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, KCN gần 50.000 tỷ đồng/năm.


Tin liên quan

Tin mới