Đề xuất đầu tư 1.332 tỷ cải tạo tuyến đường sắt qua đèo Hải Vân

Thời gian qua do ảnh hưởng của cơn bão số 5, tuyến đường sắt qua vực đèo Hải Vân đang bị thiệt hại nghiêm trọng, cần mức kinh phí lớn để cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu và nâng cao hiệu quả khai thác.

Đường sắt đề nghị Bộ GTVT triển khai nâng cấp đèo Hải Vân cấp bách 

Mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải cấp bách triển khai đầu tư, nâng cấp gia cố đường sắt khu vực đèo Hải Vân để khắc phục các thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 5.

gia cố đường sắt khu vực đèo Hải Vân để khắc phục các thiệt hại
Gia cố đường sắt khu vực đèo Hải Vân để khắc phục các thiệt hại

Theo đó, kết cấu hạ tầng đường sắt trên khu vực đèo Hải Vân đến thời điểm hiện tại đã xuống cấp do thời gian dài hứng chịu thiên tai, sạt lở. Hiện tuyến đường sắt có nguy cơ cao mất an toàn công trình và an toàn chạy tàu do chưa được đầu tư kịp thời, đúng mức.

Để sớm khắc phục các hạng mục công trình bị hư hỏng, vừa đảm bảo an toàn chạy tàu và nâng cao hiệu quả khai thác, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng xem xét, ưu tiên bố trí khoảng 1.332 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các công trình khu vực đèo Hải Vân.

Ưu tiên bố trí khoảng 1.332 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các công trình khu vực đèo Hải Vân
Bố trí khoảng 1.332 tỷ đồng đầu tư, cải tạo khu vực đường sắt đèo Hải Vân

Số tiền này sẽ được phân bổ cho 4 hạng mục: Gia cố mái taluy các đoạn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở gây mất an toàn, cải tạo đường sắt trên tuyến, đường ga, cải tạo công trình cầu, cải tạo 3 hầm với tổng chiều dài 1.667m.

Quá trình triển khai chi tiết với các giai đoạn cụ thể

Bước đầu, tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính cân đối khoảng 600 tỉ đồng và giao cho đơn vị để sớm triển khai các hạng mục trọng yếu trong các năm 2023, 2024.

Đoạn đường sắt khu vực đèo Hải Vân trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có chiều dài khoảng 20km, với địa hình đặc biệt, đèo cao, vực sâu, nhiều đường cong bán kính nhỏ liên tiếp là một trong các đoạn xung yếu, điểm nghẽn trên tuyến, thường xuyên phải khai thác tàu với tốc độ rất thấp (5km/h, 15km/h) để đảm bảo an toàn.

có chiều dài khoảng 20km
Tuyến đường có chiều dài khoảng 20km

Trong quá trình thực hiện nâng cấp đường sắt Hà Nội - TP.HCM bằng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (dự án 7000 tỷ đồng) và giai đoạn 2021-2025, khu vực đường sắt khu vực đèo Hải Vân chưa được ưu tiên xem xét đầu tư đúng mức.

Bên cạnh đó, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng chưa đáp ứng đủ nhu cầu (mới chỉ đáp ứng được khoảng 50%) nên chất lượng kết cấu hạ tầng trên khu đoạn vẫn còn rất nhiều hạn chế.


Tin liên quan

Tin mới