Giải cứu thị trường Bất động sản hiện nay bằng cách nào?

Theo chỉ thị số 03 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, tín dụng cho doanh nghiệp và coi đây là "nút thắt cần gỡ để khơi thông cho các thị trường liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp".

Các cuộc họp “giải cứu” diễn ra

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước tổ chức cuộc họp khẩn để nghe báo cáo về tình hình vốn cho thị trường BĐS. Cuộc họp nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản liền ngay sau đó.

Giải cứu thị trường Bất động sản hiện nay
Giải cứu thị trường Bất động sản hiện nay

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan phải xác định khó khăn của thị trường bất động sản là nút thắt cần sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực khác, như trái phiếu doanh nghiệp. Thủ tướng "chốt" trong tháng 2 phải tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS; khẩn trương hoàn thiện, ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ,...

Về phía doanh nghiệp là khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khó phát hành trái phiếu và huy động vốn từ khách hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án. Về phía người dân, ngày càng nhiều trường hợp người mua xin thanh lý hợp đồng, trả lại hàng vì chưa thu xếp được vốn vay ngân hàng theo tiến độ. 

Cần có cơ chế mới để “giải cứu” doanh nghiệp

Thời gian qua, nhiều yếu tố như: dòng vốn tín dụng BĐS bị siết lại, cung dư thừa so với nhu cầu và thị trường còn thiếu minh bạch đã khiến giao dịch bất động sản giảm, nhiều dự án ngưng trệ không thể tiếp tục triển khai do đói vốn.

ó khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bất động sản năm 2022
Có khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bất động sản năm 2022

Liên quan đến nguồn vốn BĐS đang ách tắc trong TPDN, một chuyên gia cấp cao rất am hiểu thị trường cho rằng: Về bản chất tất cả tiền vẫn đang nằm trong nền kinh tế, không chảy hay mất đi đâu nhưng đang “ngưng đọng” trong BĐS qua hình dạng TPDN. 

Việc cần làm hiện tại là cần phải dùng cơ chế để gỡ vướng. Theo đó, Doanh nghiệp BĐS phát hành TPDN đều có ngân hàng bảo lãnh, tài sản đảm bảo. Làm sao để có cơ chế đề xuất, chuyển từ TPDN của người dân đã mua sang tiền gửi tiết kiệm. Về lãi suất, trái chủ có thể thiệt hơn, nhưng quan trọng giữ được tiền. Như vậy, sẽ tránh cho DN được áp lực đáo hạn trả nợ trái phiếu.

Hiện, có khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bất động sản năm 2022, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở chiếm tỷ lệ chưa đến 1/4 (khoảng 23%). Việc nhiều dự án chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để được cấp phép, đồng nghĩa ngân hàng không thể giải ngân.


Tin liên quan

Tin mới