Hà Nội: Phát triển thành 2 thành phố trực thuộc thủ đô

Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã cho biết hai thành phố dự kiến được xây dựng tại nội đô gồm Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh) và thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai).

Nội dung điều chỉnh tổng thể quy hoạch

Việc xây dựng hai thành phố trực thuộc thủ đô trong tương lai là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực phía bắc, phía đông và phía tây của thành phố. Việc này nằm trong nội dung điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Ban cán sự đảng UBND thành phố đề xuất và các đại biểu thảo luận tại hội nghị.

Thành lập 2 thành phố trực thuộc thủ đô
Thành lập 2 thành phố trực thuộc thủ đô

Theo đó, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu định hướng phát triển khu vực nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Bắc Bộ; phát triển các huyện phía Nam, vùng xa, giáp ranh với các tỉnh khác như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, tránh hình thành các "vùng trũng" về phát triển.

Ban chấp hành Đảng bộ thành phố tán thành nội dung điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô. Song để khả thi, trong quá trình nghiên cứu định hướng điều chỉnh tổng thể, cơ quan chuyên ngành của thành phố cần bám sát nội dung các Nghị quyết của trung ương liên quan đến phát triển thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và nghị quyết quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

Cần đảm bảo quy hoạch phù hợp với thực tế

Liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch có nhiều ý kiến cho rằng, dân số thực tế của thành phố đã trên 10 triệu người. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần tính toán hiện trạng và dự báo dân số, đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay của thủ đô.

cần tính toán hiện trạng và dự báo dân số, đảm bảo phù hợp với thực tế
Cần tính toán hiện trạng và dự báo dân số, đảm bảo phù hợp với thực tế

Việc tính toán, dự báo chính xác dân số là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp quản lý cũng như tính toán, cân đối về chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đất đai trong quá trình lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô.

Ngoài định hướng xây dựng hai thành phố Bắc Sông Hồng và Tây Hà Nội, có ý kiến đề nghị nghiên cứu các thành phố khác nếu đủ điều kiện, ví dụ khôi phục lại thành phố Sơn Tây.

Đô thị trung tâm từ vành đai 4 trở vào, thành phố nghiên cứu phát triển thêm một cực về phía Bắc, một cực về phía Tây; trường hợp phân bố phát triển hoàn chỉnh, ví dụ phía Nam với đô thị vệ tinh Phú Xuyên, nếu gắn được với sân bay phía Nam thì có cơ sở hình thành thành phố sau năm 2030. Những nơi có trọng tâm như thành phố Sơn Tây sẽ được nghiên cứu.

thành phố nghiên cứu phát triển thêm một cực về phía Bắc, một cực về phía Tây
Thành phố nghiên cứu phát triển thêm một cực về phía Bắc, một cực về phía Tây

Năm 2022 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng 22/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô dự kiến đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch là: Tăng trưởng GRDP; GRDP/người; tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu; giảm số hộ nghèo so với năm trước.

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2023, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7% trở lên. Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 10,5-11%, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 7,5-8%.


Tin liên quan

Tin mới