Khu Đông Hà Nội dần hình thành tâm điểm kinh tế quan trọng tại Bắc Bộ

Với lợi thế kết nối đồng bộ cùng những ưu thế về địa hình, quy hoạch,... khu Đông Thủ đô Hà Nội đang dần định hình thành tâm điểm kinh tế quan trọng tại miền Bắc.

Phía Đông Hà Nội luôn là tâm điểm dẫn đầu

Sở hữu diện tích tự nhiên khoảng 15.591 km2 chiếm 4,7% cả nước quy mô dân số 16,14 triệu người (chiếm 17% cả nước), vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước
Dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước

Là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước, cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và công nghệ, với các cơ quan Trung ương, trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia,...

Hạ tầng phát triển - Đòn bẩy thúc đẩy của vùng kinh tế Bắc Bộ

Nhiều công trình hạ tầng đồng bộ đã và đang tạo lợi thế lớn, kéo dài nhịp phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Về đường bộ, khu vực sở hữu Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, Cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, cao tốc Láng - Hòa Lạc, Vành đai 3,...

Về đường hàng không, khu vực sở hữu những sân bay lớn như Sân bay Nội Bài, Sân bay Cát Bi, Sân bay Vân Đồn. Về đường biển, vùng sở hữu các cảng biển quan trọng như cảng quốc tế tại Lạch Huyện, Cảng Cái Lân...

Nhiều công trình hạ tầng đồng bộ đã và đang tạo lợi thế lớn
Nhiều công trình hạ tầng đồng bộ đã và đang tạo lợi thế lớn

Mới đây, thông tin về những công trình hạ tầng trọng điểm mới cũng mở ra động lực tăng trưởng mới cho khu vực này. Một trong những công trình đáng chú ý là đường Vành đai 3,5 hơn 45km, tổng vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng, đã hình thành một trong số 8 đoạn (đường Lê Trọng Tấn và đường Phúc La - Văn Phú), đoạn từ quốc lộ 32 đến đại lộ Thăng Long đang được đầu tư.

Bên cạnh đó, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dài 112,8km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư 94.000 tỷ đồng cũng chính là lực đẩy quan trọng cho sự phát triển của khu vực còn là.

Ngoài việc giảm tải áp lực giao thông nội đô và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực, các tuyến đường vành đai sẽ đẩy mạnh kết nối nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các tỉnh, thành phố trong vùng giao thương. 

Sự chuyển mình của khu Đông Hà Nội

Với khả năng kết nối mạnh mẽ với lõi nội đô và các tỉnh thành lân cận, bờ Đông sông Hồng đang dần trở thành trung tâm mới của toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trở thành tâm điểm giao thương, trung tâm logistics, trung tâm công nghệ mới khi tọa lạc ở điểm đầu kết nối vùng Thủ đô.

bờ Đông sông Hồng đang dần trở thành trung tâm mới của toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Bờ Đông sông Hồng đang dần trở thành trung tâm mới của toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hạ tầng đồng bộ cũng giúp khu Đông thuận tiện kết nối tới các cụm, khu công nghiệp lớn tại nhiều tỉnh thành phía Bắc ở Bắc Ninh, Hưng Yên... biến nơi đây thành nơi tập trung cộng đồng chuyên gia nước ngoài, tầng lớp trí thức, người thu nhập cao. Không dừng ở đó, thị trường cũng chứng kiến làn sóng dịch chuyển của cư dân từ lõi nội đô cũ, chật hẹp sang khu vực bờ Đông sông Hồng.

Khu Đông Hà Nội vài năm qua liên tục đánh dấu có sự hiện diện của các "ông lớn" trên thị trường bất động sản như Vinhomes, Ecopark, Masterise Homes, BRG, Eurowindow... Với quỹ đất rộng, có nhiều không gian phát triển, các ông lớn bất động sản cũng đẩy mạnh việc đầu tư các khu đô thị quy mô, tích hợp đa dạng tiện ích, dịch vụ bài bản, định hình những chuẩn mực sống cao cấp, chinh phục tầng lớp cư dân mới. 

Nhìn dưới góc độ quy hoạch, khu Đông Hà Nội còn góp phần "giải nén" cho khu vực phố cổ và lõi nội đô, vốn đã bị quá tải. Theo đồ án quy hoạch phân khu các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, năm 2030, dân số các quận sẽ giảm từ gần 900.000 xuống còn 670.000. 

Trong tương lai gần, khi các tuyến đường giao thông tiếp tục được hoàn thiện, giới chuyên gia nhận định, khu Đông nhiều tiềm năng bứt tốc trên hành trình trở thành trung tâm mới không chỉ của vùng Thủ đô mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.


Tin liên quan

Tin mới