Tây Nguyên: Hàng chục nghìn tỷ đồng đổ bộ đầu tư khiến giá đất sốt liên tục

Địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã, đang diễn ra tình trạng “sốt đất” chủ yếu đất nền do nhiều ông lớn và các dự án đổ bộ.

Tây Nguyên nhiều tiềm năng phát triển

Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, thuộc khu vực trung tâm, giao thông thuận lợi với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia.

Hiện nay, quỹ đất tại TP.HCM, Hà Nội, các tỉnh lân cận khu đô thị lớn ngày càng thu hẹp, giá đất cao thì Tây Nguyên trở thành viên ngọc sáng với nhiều tiềm năng phát triển.

Tây Nguyên có lợi thế về vị trí, hạ tầng kết nối cũng như quỹ đất sạch, còn rộng, thời tiết thuận lợi với nhiều tiềm năng du lịch. Trong đó phải kể đến nhiều công trình giao thông trọng yếu đã làm thay đổi diện mạo Tây Nguyên khiến các ông lớn ngành bất động sản tranh nhau tìm đến khu vực “phố núi” để đầu tư.

Theo đó, từ năm 2010 - 2015, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, QL19, QL20…là bước đi "đột phá" về tổng nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông của Tây Nguyên từ trước đến nay.

Từ 2016-2020 có thêm 7 dự án đường bộ tại Tây Nguyên được thực hiện, cảng hàng không Buôn Ma Thuột cũng đang tăng dần lưu lượng hành khách, hàng hóa.

Năm 2021, Phó Thủ tướng đã ký quyết định phê duyệt 2 dự án đường sắt Chơn Thành (Bình Phước) - Đắk Nông và dự án đường cao tốc TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Nha Trang (Khánh Hòa).

Bên cạnh đó, kế hoạch quy hoạch Tây Nguyên đến năm 2030 với nhiều đô thị mới mang đẳng cấp quốc tế. Cụ thể, khu vực Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Pleiku, Gia Nghĩa, Kom Tum, Bảo Lộc sẽ xây dựng các cơ sở dịch vụ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại – dịch vụ, tổn kho bán buôn,…cùng các trung tâm dịch vụ du lịch lớn.

Nhiều ông lớn bất động sản đổ bộ đầu tư

Những tiềm lực sẵn có về một mảnh đất giàu văn hoá, tiềm năng phát triển mạnh về du lịch và công nghiệp, với kế hoạch quy hoạch phát triển dự án đã đưa Tây Nguyên trở thành nơi đầy triển vọng và hấp dẫn.

Đặc biệt, khu vực Tây Nguyên vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng, thiên nhiên, cộng thêm ôn hòa sẽ là địa điểm thu hút khách du lịch ghé thăm.

Do đó, những năm gần đây, đặc biệt năm 2022 sau khi dịch Covid-19 dần ổn định, khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk được nhiều "đại bàng" bất động sản tìm đến.

Trong đó phải kể đến tập đoàn Vingroup cùng nhiều dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn 5 sao, Shophouse tại thành phố Buôn Ma Thuột, tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng.

TNG Holdings cũng tập trung vào các lĩnh vực phát triển du lịch, nhà ở đô thị, khu dân cư, khu đô thị mới với tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 1.700 tỉ đồng.

FLC làm chủ đầu tư dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái hồ Ea Nhái tại huyện Krông Pắc và huyện Cư M'gar. Vốn đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tương tự, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đề xuất phương án quy hoạch dự án khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, nhà ở thương mại,…Tập đoàn Him Lam cũng xúc tiến đầu tư một số dự án tại TP Bảo Lộc và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc - Nam.

Theo đó, có thể thấy hiện nhiều công ty lớn với tiềm lực kinh tế mạnh đồng loạt đổ bộ nguồn vốn để xây dựng tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, khu đô thị, dịch vụ giải trí - nghỉ dưỡng trên địa bàn khu vực Tây Nguyên.

Giá đất tăng nóng

Sự quan tâm của các "đại bàng" bất động sản đã khiến giá đất tại khu vực Tây Nguyên tăng nóng, đặc biệt là từ năm 2021.

Tại Gia Lai, sốt đất nhất là các khu vực giáp ranh với TP.Pleiku như xã Ia Sao, Ia Der hoặc các địa điểm gần khu vực sân Golf FLC, khu trung tâm hành chính mới ở huyện Đak Đoa…

Tại Đắk Lắk, tình hình sốt đất cũng diễn ra sôi động, đặc biệt tại TP.Buôn Ma Thuột và một vài khu vực lân cận.

Riêng địa bàn TP Đà Lạt giá cả vẫn chưa bao giờ xuống, và có xu hướng đi lên do có rất nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh khác tìm đến. Hiện giá đất nền tại đây dao động từ 200-500 triệu/m2 khu trung tâm, bán kính 5-10km, giao động từ 10-100 triệu/m2 thổ cư.

Đất nền tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà (những huyện dự kiến quy hoạch sáp nhập vào TP Đà Lạt) cũng đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Dự báo trong năm 2022, thị trường Tây Nguyên sẽ tiếp tục tiến triển theo hướng tích cực, khởi sắc.


Tin liên quan

Tin mới