Dòng vốn đầu tư tổ chức tiếp tục chảy vào bất động sản công nghiệp và hậu cần tại châu Á

Các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm đang tái phân bổ danh mục đầu tư Bất động sản để khai thác cơ hội hiện có trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khi thương mại điện tử, tự động hóa và dịch chuyển sản xuất đang trở thành động lực tăng trưởng.
Vốn đầu tư tổ chức tiếp tục chảy vào BĐS công nghiệp và hậu cần tại châu Á
Vốn đầu tư tổ chức tiếp tục chảy vào BĐS công nghiệp và hậu cần tại châu Á

heo các chuyên gia trong ngành, các tổ chức đầu tư tại APAC đang ngày càng quan tâm đến bất động sản công nghiệp và hậu cần trong khu vực khi phân khúc thị trường này đã phát triển hơn.

Theo công ty dịch vụ bất động sản Colliers, các giao dịch liên quan đến bất động sản công nghiệp và hậu cần chiếm 29% tổng giao dịch bất động sản tại APAC trong vòng 10 tháng đầu năm 2023, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022.

“Điều này khá phù hợp với những gì chúng tôi đang thấy”, ông Harry Tan, Giám đốc điều hành thị trường APAC của công ty quản lý tài sản Nuveen Real Estate, cho biết.

“Do tâm lý thị trường vốn yếu hơn, các nhà đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn rất nhiều khi tiến hành các thương vụ mua lại. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản công nghiệp và hậu cần vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ nhiều yếu tố cơ cấu đã có từ trước, trong và sau đại dịch”.

Thương mại điện tử là động lực

Ông Tan, cùng với các chuyên gia khác, xác định thương mại điện tử là động lực đặc biệt quan trọng của đầu tư bất động sản trong hiện tại và tương lai

Ông nói: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng từ nhóm nhà điều hành các dịch vụ hậu cần chặng cuối. Ở chiều ngược lại, điều này giúp thu hút đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở này”.

Regina Lim, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực APAC tại M&G Real Estate, chỉ ra rằng việc áp dụng tự động hóa ngày càng tăng trong thương mại điện tử cũng là động lực đầu tư mạnh mẽ. Bà nhận định các cơ sở công nghiệp và hậu cần cũ cần được nâng cấp tốt hơn để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư.

Bà nói: “Nhờ tự động hóa, rô-bốt và trí tuệ nhân tạo, các nhà kho đã trở nên hiện đại hơn. Nhưng ở châu Á, nhiều nhà kho vẫn chưa đạt được điều này. Nếu không chuyển mình và tự hiện đại hóa hoạt động, họ sẽ tụt hậu và phải nhường thị trường với nhu cầu dồi dào cho các đối thủ cùng ngành”.

Dịch chuyển sản xuất

Bà Lim cho biết “về gần” và “về nước” là động lực tiếp theo thu hút đầu tư vào bất động sản công nghiệp và hậu cần tại APAC.

Cả bà Lim và ông Tan đều lấy Nhật Bản và Hàn Quốc là ví dụ điển hình về việc dịch chuyển sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp và hậu cần mạnh mẽ như thế nào.

Bà Lim nói: “Đại dịch khiến chúng ta nhận ra rằng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ứng từ một quốc gia. Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhận ra xu hướng này và sẵn sàng trở thành điểm đến cho các doanh nghiệp nhờ có sẵn những nhà cung cấp linh kiện tốt, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) hiệu quả, cùng với các công nhân lành nghề. Nhờ đó, chúng ta đang được chứng kiến sự hồi sinh của ngành sản xuất ở các nước này”.

Ông Lim cũng lưu ý rằng việc chính phủ Nhật Bản cung cấp các gói ưu đãi đã thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.

Gavin Bishop, Giám đốc điều hành mảng bất động sản công nghiệp và thị trường vốn tại Úc của Colliers, cho biết: “Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất hiện có và phát triển thêm các cơ sở sản xuất lắp ráp mới. Do đó, nhu cầu thuê nhà xưởng từ các công ty sản xuất địa phương sẽ ngày càng tăng”.

Đồng nghiệp của Bishop, Michael Bowens, người đứng đầu bộ phận công nghiệp châu Á tại Colliers, cho biết xu hướng “về gần” và “về nước” ở một mức độ nào đó cũng mang lại lợi ích cho các nước châu Á khác.

Ông nhận định: “Có thể việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam chưa diễn ra với tốc độ như kỳ vọng, nhưng sự quan tâm của các nhà sản xuất và lượng vốn đầu tư đã tăng lên. Thái Lan, Indonesia Malaysia và Ấn Độ cũng được hưởng lợi từ xu hướng này”.

Thể chế hóa công nghiệp

Cường Nguyễn, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư tại APAC của PGIM Real Estate, cho biết giá thuê ở phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần trong khu vực vẫn tăng.

Ông nói: “Vài năm qua, ​​giá thuê kho xưởng cho các dịch vụ hậu cần trong khu vực đã tăng trưởng bền vững, đặc biệt là ở các thị trường có nguồn cung hạn hẹp như Úc và Singapore. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đặt niềm tin vào nhu cầu về bất động sản công nghiệp và hậu cần trong dài hạn tại APAC”.

Bishop cho biết, ông dự đoán phân bổ vốn vào bất động sản công nghiệp và hậu cần sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Ông nói: “Trong lịch sử, công nghiệp và hậu cần là một thành phần rất nhỏ trong danh mục đầu tư bất động sản tổng thể, với tỷ trọng lớn hơn nghiêng về mảng văn phòng và bán lẻ”.

“Nhưng khi bất động sản công nghiệp và hậu cần trở thành một thị trường có tính thể chế hơn và được chấp nhận rộng rãi hơn, thì các nhà đầu tư khu vực và thế giới sẽ góp phần tái cơ cấu mạnh mẽ lĩnh vực này, với triển vọng tăng trưởng đáng kể trong vòng 5 năm tới”.


Tin liên quan

Tin mới