Lâm Đồng: Huy động 9.000 tỷ quy hoạch cao tốc qua Bảo Lộc

Dự án xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương gặp nhiều vướng mắc, để đảm bảo khởi công trong năm 2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ một số cơ chế đặc thù trong đó có chia sẻ phần doanh thu giảm để thu hút nhà đầu tư.

Vướng mắc trong huy động nguồn vốn

Theo đó, trong báo cáo về tiến độ triển khai, UBND tỉnh Lâm Đồng đặt ra các mốc tiến độ cho công tác chuẩn bị đầu tư:

Trong quý 1/2023 sẽ hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) và thực hiện công bố dự án ngay sau khi được phê duyệt.

Dự án xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương
Dự án xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương

Quy định “không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm” nêu trên sẽ khó thu hút các nhà đầu tư quan tâm, đấu thầu nhà đầu tư thực hiện dự án; bên cạnh đó các Nhà đầu tư sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn và vay vốn từ các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng để triển khai thực hiện dự án.

Xem thêm: Lâm Đồng: Quy hoạch nâng cấp Đèo Pern lên 4 làn xe

Bên cạnh đó, việc quy định chuyển mục đích sử dụng rừng là một nội dung trong chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với dự án đường giao thông là chưa phù hợp.

Xin cơ chế gỡ vướng để khởi công trong năm 2023

Trước các khó khăn, vướng mắc nêu trên, UBND tinh Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh một số cơ chế:

Đầu tiên là bổ sung cơ chế chia sẻ doanh thu giảm đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn huy động khác khoảng 9.095 tỷ đồng từ các Nhà đầu tư quan tâm hoặc các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng nhằm phát huy hiệu quả, tính khả thi dự án.

dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn

Đồng thời, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể hơn về cơ chế chia sẻ doanh thu giảm đối với các dự án cao tốc đoạn Bảo Lộc - Liên Khương do địa phương phê duyệt chủ trương đầu tư.

Xem thêm: Lâm Đồng: Đầu tư dự án khu dân cư 1.837 tỷ tại Đà Lạt

Hiện nay, hầu hết thời gian thu hồi vốn đối với các dự án cao tốc đều có thời gian trên 20 năm trong khi thời hạn cho vay của các ngân hàng và Tổ chức tín dụng chỉ 15 năm; đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn này cho các Nhà đầu tư trong việc huy động nguồn vốn vay từ các ngân hàng và Tổ chức tín dụng để thực hiện dự án đường cao tốc theo hình thức PPP.


Tin liên quan

Tin mới