Phòng tắm - từ không gian công cộng - thành thiết kế riêng tư

Từ không gian công cộng, phòng tắm dần hướng tới sự riêng tư, tiện nghi, nơi các nghệ nhân đặt con người làm trung tâm của sự sáng tạo.

Lịch sử muôn màu của phòng tắm

The Great Bath là tên gọi của di tích khảo cổ thuộc nền văn minh cổ đại Harappa, tồn tại vào khoảng năm 2600 trước công nguyên, được coi là bể tắm công cộng sớm nhất thế giới. Bể có chiều dài khoảng 12 mét và rộng 7 mét, độ sâu tối đa 2,4 mét. Hầu hết học giả cho rằng bể được sử dụng cho các hoạt động tôn giáo đặc biệt, để thanh lọc và phục hồi sức khỏe.

Về sau, người La Mã cổ đại tạo ra những phòng tắm công cộng với hệ thống cấp thoát nước và đun nóng khổng lồ. Tắm rửa dần trở thành thú vui tao nhã của người cổ đại, nơi họ trò chuyện, thư giãn và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, trái với suy nghĩ thông thường về phòng tắm như không gian vệ sinh và sạch sẽ, những căn phòng tắm công cộng này chứa không ít vi khuẩn gây bệnh. Không ai biết chắc, những hồ nước với sức chứa lên tới 3.000 người liệu có được thay nước hay không. Nhiều nhà khoa học cũng tìm thấy dấu vết vi khuẩn gây bệnh tại các khu di tích bồn tắm cổ đại.

Dù rất hiếm, giới quý tộc La Mã cổ đại đã dần xây những căn phòng tắm riêng tư. Việc sở hữu không gian tắm rửa cá nhân hóa cũng ngầm thể hiện đẳng cấp và địa vị. Một trong những chiếc bồn tắm cổ đại nổi tiếng nằm tại Cung điện Knossos ở Crete với thiết kế và hệ thống ống nước, thậm chí có nhiều nét tương đồng chiếc bồn tắm hiện đại.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

Sự lên ngôi của phòng tắm riêng tư

Vào thế kỷ 18 - 19, không gian phòng tắm riêng tư được ưa chuộng. Trước nỗi lo về sự lây lan của dịch bệnh và sự tồn tại của vi khuẩn, căn phòng tắm xa hoa, mang đậm tính thẩm mỹ trong quá khứ dần trở nên đơn giản, chú trọng vào yếu tố vệ sinh.

"Tới thế kỷ 20, những gia đình có thu nhập ổn định vẫn sở hữu những căn phòng tắm trắng toát như bệnh viện, nhỏ hẹp với hệ thống đường ống và nước nóng hạn chế", nhà báo Jonathan Glancey - cây bút chuyên về kiến trúc, mô tả những căn phòng tắm thời kỳ này.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

Các chuyên gia nhận định, những lo ngại về sức khỏe, ý thức về cơ thể và quyền riêng tư đã thay đổi quan điểm của người dân về phòng tắm. Sự phát triển cơ sở hạ tầng với hệ thống cấp thoát nước và hệ thống sưởi cũng góp phần khiến phòng tắm tại gia phổ biến hơn.

Những năm 1930, mỗi căn nhà tiêu chuẩn có một căn phòng tắm với 3 thiết bị vệ sinh: bồn cầu, vòi tắm và rửa tay. Theo tác giả Alison K. Hoagland, các hộ gia đình tại Mỹ ưu tiên những căn nhà có phòng tắm ở tầng hai, gần phòng ngủ và tách biệt với không gian mà khách ghé thăm. Trong công trình kiến trúc biểu tượng được bao bọc bởi kính xây dựng năm 1949 của kiến trúc sư Philip Johnson - The Glass House - căn phòng tắm vẫn được thiết kế khéo léo, chuẩn mực và kín đáo trong một góc riêng.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

Phòng tắm - "không chỉ để tắm"

Đến đầu thế kỷ 20, thiết kế phòng tắm bước sang giai đoạn mới.

Trong cuốn sách The Bathroom, tác giả Alexander Kira đưa ra những quan sát và thảo luận về việc phòng tắm từ một không gian chỉ có chức năng tắm rửa dần mở rộng về kích thước, số lượng hoạt động.

Sự tăng trưởng của kinh tế cũng đóng góp không nhỏ vào cách giới giàu có hưởng thụ với phòng tắm. Những không gian phòng tắm dần trở nên sang trọng với kích thước lớn và được trang hoàng với hệ tủ âm tường, bồn tắm Jacuzzi và cả những chiếc thảm đắt tiền.

Các sản phẩm nội thất phòng tắm lấy cảm hứng từ xu hướng thời trang phụ nữ với những màu sắc bắt mắt cũng liên tục được ra mắt. Thiết kế nội thất cho phòng tắm trở thành chủ đề được yêu thích của giới mộ điệu.

Trong một sự kiện tại Đức, nhà thiết kế Philippe Starck từng đề xuất về việc tạo ra một dòng sản phẩm phòng tắm, nơi "các bồn tắm và bồn vệ sinh được điêu khắc tỉ mỉ với giá trị lên tới 7.500 USD" (bài biết Rub a Dub Dub đăng trên The New Yorker, 1998).

Được biết tới như một nhà thiết kế và kiến trúc sư có những sáng kiến vượt thời đại, Philippe Starck quan niệm rằng căn nhà và văn phòng làm việc là một viện bảo tàng cá nhân. Ông cũng là một trong những nhà thiết kế giúp đế chế 200 tuổi - Duravit trở thành một trong những thương hiệu tiên phong, đứng đầu ngành công nghiệp với những căn phòng tắm thiết kế (designer bathroom).

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

"Công thức" của căn phòng tắm thiết kế

Theo chiều dài lịch sử, công năng và thiết kế phòng tắm không ngừng biến đổi. Các nhà thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra căn phòng tắm hiện đại, chỉn chu và đẳng cấp.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

Năm 1917, Duravit bắt đầu với một xưởng sản xuất thiết bị phòng tắm men sứ chất lượng cao nằm tại khu Rừng Đen của Đức. Duravit nhận ra sự thay đổi của thời đại vào những năm 1980, khi chủ đề thiết kế phòng tắm bắt đầu được quan tâm. Giai đoạn này đánh dấu việc Duravit tập trung phát triển và hợp tác với những nhà thiết kế với tầm nhìn tương lai.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

Từ năm 1994, Philippe Starck cùng Duravit cho ra đời nhiều bộ sưu tập phòng tắm hoàn chỉnh, góp phần truyền cảm hứng và tạo sức ảnh hưởng lớn lên ngành thiết kế phòng tắm, với những tạo tác trung hòa giữa tính thẩm mỹ và thực tiễn.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

Quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo ra căn phòng tắm hiện đại. Đây là lý do mà dù phát triển được 200 năm, Duravit vẫn đề cao vai trò của những nghệ nhân thủ công trong từng công đoạn sản xuất, góp phần tạo ra "hồn cốt" cho căn phòng tắm. Philippe Starck hiểu rõ điều này.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

Ngoài việc chứa đựng đầy đủ những yếu tố: thiết kế, công năng và chất lượng nghệ nhân, các sản phẩm cũng gửi gắm thông điệp của các nhà thiết kế: "Cảm xúc của căn phòng này là gì?"

Từ cái chạm vào bề mặt nội thất, tới màu sắc và nhiệt độ đều được tính toán kỹ lưỡng. Điều này tương đồng với xu hướng thiết kế của thời đại: thiết kế đặt con người là trung tâm, yêu cầu sự thấu cảm từ nhà thiết kế. Đây là thứ chỉ căn phòng tắm của nhà thiết kế mới có thể truyền tải.

Bắt đầu với không gian chỉ phục vụ việc gột rửa, phòng tắm dần biến đổi theo bối cảnh văn hóa xã hội của con người, vượt qua khỏi giới hạn cũ. Căn phòng tắm của nhà thiết kế đặt ra quy chuẩn cho một thế hệ phòng tắm mới, không chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn đem tới những trải nghiệm không căn phòng nào trong căn nhà thay thế được.

Phòng tắm - hành trình từ không gian công cộng đến thiết kế riêng tư

 

 


Tin liên quan

Tin mới