Sở hữu đất đai là gì? Quyền sở hữu đất đai đề cập những vấn đề gì?

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước được sử dụng bởi nhân dân và chịu sự quản lý của nhà nước. Vậy sở hữu đất đai là gì? Quy định của nhà nước về quyền sở hữu đất đai như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên một cách cụ thể nhất.

Sở hữu đất đai là gì?

Đất đai là khu vực đất có diện tích cụ thể, ranh giới phân chia rõ ràng và có thuộc tính tương đối ổn định. Hoặc nếu có thay đổi sẽ có tính chu kỳ và dự đoán được. Việc sử dụng đất có ảnh hưởng đến các yếu tố khác như kinh tế-xã hội, yếu tố tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, động vật cư trú,… cũng như những hoạt động khác của con người.


Quyền sở hữu đất đai bao gồm 3 quyền cơ bàn là sử dụng, chiếm hữu và định đoạt

Trong điều 4 về sở hữu luật đất đai 2013 đã quy định cụ thể như sau:
 
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Đất đai đóng vai trò quan trọng đối với lãnh thổ Việt Nam, đã tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Đây chính là thành quả của sự nghiệp xây dựng đất nước của cả dân tộc trong một quá trình dài.  Vì vậy, không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có thể độc chiếm sở hữu, mà đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân tộc. Sở hữu đất đai giúp người dân có thể tạo ra của cải, vật chất nâng cao cuộc sống của nhân dân cũng như phát triển kinh tế- xã hội nói chung.


Đất đai là một phần quan trọng của lãnh thổ quốc gia được hình thành và phát triển cùng chiều dài của lịch sử

Nhà nước đại diện cho người dân quản lý đất đai, là chủ thể đại diện cho quyền lực chính trị và cũng là tổ chức chính trị tập trung nhất quyền lực của nhân dân. Nhà nước có quyền cưỡng chế toàn diện, ban hành cũng sử dụng pháp luật trong việc quản lý kinh tế-xã hội trong đó có đất đai. Trong quá trình quản lý sở hữu đất đai, nhà nước luôn đảm bảo phát huy quyền dân chủ, đảm bảo quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Đây được xem là phương hướng trọng điểm và là mục tiêu then chốt trong hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Quyền sở hữu đất đai đề cập đến những nội dung gì?

Theo quy định năm 2021 trong Bộ Luật Dân Sự cho biết quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản đó là chiếm giữ (quyền nắm giữ tài sản và tiêu sản), định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) và sử dụng (quyền sử dụng tiêu sản và tài sản). Cụ thể nếu chủ sở hữu cho người khác (tổ chức khác) mượn hoặc thuê tài sản nghĩa là người đó đã trao cho người đi mượn 2 quyền gồm quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. Nếu người đi mượn chiếm đoạt (bán, cầm cố, phá hủy) tài sản của chủ sở hữu là những hành vi vi phạm pháp luật và sẽ được xử phạt theo quy định.

Quyền sở hữu đất đai bao gồm 3 quyền cơ bàn là sử dụng, chiếm hữu và định đoạt
Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân được Nhà Nước đại diện sở hữu và thống nhất quản lý

Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai thì toàn bộ công dân trong một quốc gia đều sẽ là chủ thể được công nhận trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai theo cả hình thức gián tiếp lẫn trực tiếp. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai sẽ là cơ sở pháp lý để mọi người thực hiện quyền sở hữu đất đai một cách bình đẳng. Chế độ sở hữu toàn dân  đối với đất đai được ghi nhận lần đầu trong Hiến Pháp năm 1980. Sau này các văn bản quy phạm pháp luật từ bộ luật, luật, Hiến Pháp đều đưa ra những khẳng định và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
 
Trên đây HomeUp đã giải đáp cho bạn đọc thông tin về sở hữu đất đai là gì cũng như nội dung trong quyền sở hữu đất đai. Hy vọng thông qua bài viết trên giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về luật đất đai hiện hành. 


Tin liên quan

Tin mới