Chung cư mọc như nấm, xây dựng hầm chui nhưng tắc đường vẫn là tình trạng gây nhức nhối

Bên cạnh những dự án hầm chui đã đưa vào hoạt động thì vẫn còn một số dự án chưa được triển khai do vấn đề về kinh phí và về công tác giải phóng mặt bằng. Do đó việc xây dựng các hầm chui dọc hướng vành vai 3 cũng không thể hạn chế tắc nghẽn giao thông
Tắc nghẽn giao thông Tại Hà Nội ngày càng nghiêm trọng
Tắc nghẽn giao thông Tại Hà Nội ngày càng nghiêm trọng

Đề xuất xây thêm hầm chui

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đề xuất UBND thành phố Hà Nội xây dựng thêm hệ thống hầm chui qua đường Vành đai 3 để nâng cao năng suất đầu tư, tăng tính liên kết giữa các tuyến đường, hạn chế tắc nghẽn giao thông.

Dự kiến trên tuyến đường Vành đai 3 sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ các nút giao khác mức: Nút giao đường trục Tây Thăng Long - Vành đai 3; nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Vành đai 3; Nút giao đường Mễ Trì - Dương Đình Nghệ - Vành đai 3.

Xem thêm: Nhiều khu đô thị hưởng lợi từ đường vành đai 4 Hà Nội

Ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban QLDA Giao thông Hà Nội cho biết đơn vị đã có quyết định đề xuất UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét giao Sở GTVT chủ trì, giao Ban phối hợp triển khai lập trình thẩm định, phê duyệt phương án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Cầu cạn khu vực Mai Dịch - Nam Thăng Long và Dự án mở rộng đường Vành đai 3 khu vực dưới thấp từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long đã hoàn thiện và đưa vào khai thác. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu đầu tư xây dựng hoàn thiện các nút giao trên là điều rất cần thiết. Việc đầu tư xây dựng hầm chui dọc theo hướng cầu Vĩnh Tuy sẽ hoàn chỉnh nút giao Cổ Linh.

Theo kết quả điều tra của Lao Động, nút giao giữa đường Mễ Trì, Dương Đình Nghệ và Vành đai 3 hiện tại lượng tắc nghẽn giao thông tăng đột biến vào giờ cao điểm. Nhiều thời điểm trong ngày đã có những xung đột giao thông từ Phạm Hùng đi Dương Đình Nghệ và Dương Đình Nghệ Mễ Trì. Mặc dù đường Mễ Trì đã được lực lượng chức năng sử dụng dải phân cách cứng để chia làn đường giữa xe máy và ô tô nhưng vẫn xảy ra ùn tắc. Vào buổi sáng, từ Phạm Hùng vào nội thành thường xuyên tắc cứng và ngược lại vào chiều tối. Bên cạnh đó, đoạn đường ngã tư Phạm Hùng đi Khuất Duy Tiến được ví như điểm đen giao thông vì thường xuyên bị tắc nghẽn cả trước và sau ngã tư (lối dẫn lên vành đai 3 trên cao).

Đầu tư hàng nghìn tỷ nhưng vấn đề ách tắc giao thông vẫn tiếp diễn

Hiện nay, Hà Nội đã đi vào khai thác, vận hành một số hầm chui như Kim Liên - Xã Đàn, Trung Hòa (Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long), nút giao Thanh Xuân - Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương-Vành đai 3 và tiến hành khởi công xây dựng hầm chui tại nút giao Giải Phóng - Kim Đồng.

Xem thêm: Chính thức duyệt đầu tư hơn 160.000 tỷ xây đường vành đai 3, vành đai 4

Gần đây nhất, hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 trị giá gần 700 tỉ đồng được Hà Nội tiến hành cho thông xe từ ngày 5.10 nhằm mục đích giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông cho thành phố Hà Nội. Hầm chui Trung Hòa với tổng vốn đầu tư 1.087 tỉ đồng đưa vào hoạt động 6 năm trước, tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra hằng ngày. Những lúc giờ cao điểm, nhiều phương tiện giao thông đi về hướng Đại lộ Thăng Long - Trần Duy Hưng đến hầm chui Trung Hòa lại di chuyển ngược chiều. Tình trạng tắc nghẽn tiếp diễn và kéo dài ở nhiều hầm chui khác nhau.

Chuyên gia giao thông – ông Nguyễn Xuân Thủy cho biết, Hà Nội đang trong tình trạng dư thừa cao ốc, thiếu hụt bãi đỗ xe dẫn đến việc xây dựng hầm chui cũng không thể làm giảm ùn tắc. Giải pháp làm hầm chui chỉ là tạm thời, hạn chế một phần nhỏ ùn tắc nhưng lại rất tốn kém. Toàn bộ quá trình xây dựng và hoàn thiện một hầm chui mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Hơn thế nữa, trong thời gian thi công, các đơn vị chức năng phải rào đường, cấm đường khiến ùn tắc giao thông càng trở nên nghiêm trọng.

Ông Thuỷ còn nhấn mạnh rằng: "Mật độ cao ốc, chung cư ở nhiều quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai thuộc loại dày đặc nhất Hà Nội. Cứ cứ 1km đường đang phải "cõng" hàng nghìn cư dân. Nhiều phường đang có quy mô dân số gần bằng một quận trước đây (Hoàng Liệt) thì việc xây dựng hầm chui cũng không thể cải thiện được tình trạng giao thông". Ông cho rằng cần phải siết chặt các dự án xây cao ốc, đẩy mạnh tiến độ của các dự án đường trên cao, đường sắt đô thị, metro và đặc biệt là nâng cao việc sử dụng các phương tiện công cộng. Theo đó, Hà Nội cần kiên quyết giành và trả lại quỹ đất cho các điểm đỗ xe và tiến hành triển khai nhanh các dự án giao thông công cộng.

TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nêu rõ Hà Nội cần suy xét thật kỹ, tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông tại các tuyến đườn phía Tây và Tây Nam của thành phố. Đặc biệt lưu ý phải có giải pháp cho khu vực cầu Thanh Trì, Vành đai 3 trên cao, dưới thấp và các trục đường có tính kết nối như Lê Văn Lương - Tố Hữu, Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu... đồng thời kết hợp với xử phạt nghiêm khắc những hành vi vi phạm để khai thác triệt để lợi thế hạ tầng hiện đại, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông.

Tắc đường tại hầm chui Lê Văn Lương
Tắc đường tại hầm chui Lê Văn Lương

Giao thông trên tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được sắp xếp lại

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - ông Trần Hữu Bảo cho biết đang tiến hành khảo sát để tổ chức lại hệ thống giao thông trên tuyến đường Lê Văn Lương. Sau khi hầm chui được đưa vào khai thác sẽ tiến hành theo dõi, đánh giá để tổ chức lại cho phù hợp. Dọc đường Nguyễn Trãi hiện có từ 25 - 29 điểm giao cắt trên mỗi hướng lưu thông, mặc dù đã tách làn riêng giữa ô tô và xe máy, xe buýt tuy nhiên tình trạng lấn làn vẫn tiếp diễn gây mất trật tự an toàn giao thông nghiêm trọng. Ngoài ra tình trạng đi ngược chiều gây ách tắc giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao ở đoạn đường Ngã Tư Sở, đầu phố Cự Lộc, Kim Giang…


Tin liên quan

Tin mới