Lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030

Nội dung chính của Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch.

Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn tới năm 2050.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng gồm toàn bộ ranh giới đất liền và không gian biển của TP.Hà Nội, TP.Hải phòng và 9 tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Phần ranh giới xung quanh sông Hồng khi quy hoạch sẽ giáp Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông, giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung ở phía Nam, giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc ở phía Tây Nam, Đông Bắc.

Lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng trong phạm vi mở rộng tất cả các khía cạnh. Quy hoạch các khu vực tác động trực tiếp đến vùng đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, liên kết vùng, hợp tác quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng, tác động đến vùng đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, liên kết vùng, hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, việc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng phải được thực hiện theo hướng bảo đảm khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có để phát huy lợi thế của từng địa phương trong vùng.

Vùng đồng bằng sông Hồng là một bộ phận quan trọng của tổng thể phát triển quốc gia. Đây là khu vực kết nối nhiều tỉnh, thành, khu vực phía Bắc, sau khi quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng dự báo sẽ mang đến những giá trị bất động sản cao trong tương lai.

Việc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được thực hiện dựa trên các phương pháp tiếp cận:

  • Cách tiếp cận chiến lược: Giải quyết các vấn đề trọng tâm, mang tính chiến lược đối với sự phát triển dài hạn của vùng.
  • Cách tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế: Phát huy các thế mạnh, đặc điểm riêng của vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng... để xác định mục tiêu, phương hướng phát triển vùng.
  • Cách tiếp cận dựa trên không gian phải được xem xét, đánh giá toàn diện, xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng cần phân tích kỹ các yếu tố liên quan để lựa chọn kịch bản phát triển phù hợp sau khi quy hoạch đô thị vùng này. Ngoài ra việc lựa chọn các dự án quan trọng của vùng, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án trước khi được đưa vào khởi công xây dựng. Quy hoạch cũng nhằm dự báo triển vọng, nhu cầu phát triển vùng về mọi mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, tổ chức không gian lãnh thổ, xây dựng và lựa chọn kịch phản phát triển...

Lập quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc

Nhiệm vụ lập quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 cũng vừa được duyệt.

Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính 14 tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc với tổng diện tích 9.518.414 ha. Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn.

Về phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch, gồm toàn bộ phạm vi lập quy hoạch, liên vùng với các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và với cả nước...


Tin liên quan

Tin mới