Cập nhật thông tin về quyền thừa kế đất đai có di chúc mới nhất 2022

Tại Việt Nam, đất đai là loại tài sản thừa kế khá phổ biến và cũng được nhiều người quan tâm. Vậy quyền thừa kế đất đai là gì? Điều kiện để nhận thừa kế đất đai như thế nào? Thủ tục giải quyết thừa kế đất đai có đơn giản không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về quyền thừa kế đất đai này trong bài viết dưới đây.

Thừa kế đất đai là gì?

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến quý bạn đọc về khái niệm của thừa kế đất đai. Thừa kế đất đai là hình thức được hưởng thừa kế thông qua các hình thức như sau:

  • Thừa kế theo di chúc: Người giao quyền thừa kế trước khi qua đời để lại di chúc dưới dạng văn bản hoặc lời nói có người làm chứng. Di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể được nhận quyền thừa kế sẽ được sở hữu tài sản theo đúng nội dung ở trong di chúc. 
  • Thừa kế theo pháp luật: Người có tài sản qua đời nhưng không để lại di chúc, nguyện vọng trao tài sản cho bất kỳ một ai. Khi đó tài sản sẽ được chia đều theo quyền thừa kế đã được quy định trong Bộ Luật Dân Sự năm 2015.

Hiện nay thừa kế đất đai bao gồm thừa kế có di chúc và thừa kế theo pháp luật

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất đai 

Theo quy định tài khoản tại khoản 1 Điều 168 và khoản 1 Điều 188 Luật Đất Đai 2013 người sử dụng được phép chuyển quyền thừa kế đất đai cho người khác khi đáp ứng được những điều kiện dưới đây:

  • Đất có  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của nhà nước
  • Đất chuyển quyền thừa kế không có bất kỳ tranh chấp nào
  • Đất thừa kế không bị kê vào biển bản đảm bảo thi hành án
  • Đất vẫn đang còn trong thời gian sử dụng

Đất sử dụng đáp ứng được toàn bộ những điều kiện trên sẽ có thể được thực hiện quyền  thừa kế đất đai

Tìm hiểu quyền thừa kế đất đai có di chúc

Khái niệm về di chúc

Di chúc là một loại giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng của người có di sản muốn phân chia tài sản của mình sau khi qua đời. Di chúc thừa kế đất đai được thể hiện dưới những hình thức sau:

  • Di chúc bằng miệng: Hay còn được gọi là ngôn chúc được bày tỏ bằng lời nói thể hiện nguyện vọng người sở hữu phân chia tài sản của mình sau khi qua đời. Với loại di chúc này khi thực hiện cần có người làm chứng
  • Di chúc văn bản: Đây là loại di chúc khá phổ biến hiện nay được thể hiện dưới dạng chữ viết và có chứng nhận hoặc công chứng của các cơ quan có thẩm quyền.

Di chúc khi nào được xem là hợp pháp?

Di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng được những nội dung dưới đây: 

Đối với chủ thể lập di chúc

Theo điều 630 Bộ Luật Dân Sự 2015 chủ thể lập di chúc phải đáp ứng được những điều kiện như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn về trí óc trong suốt quá trình khi lập di chúc, không bị đe dọa hay cưỡng bứ
  • Đối với người lập di chúc từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ trong quá trình lập di chúc
  • Đối với những người có hạn chế về thể chất hoặc mù chữ cần phải có người làm chứng lập thành bản và có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Nội dung di chúc

Theo quy định tại  điểm b, khoản 1, Điều 630 và Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 nội dung di chúc phải tuân theo những quy định dưới đây:

  • Nội dung di chúc không được trái đạo đức pháp luật, không vi phạm điều cấm của luật. Hình thức di chúc phải đảm bảo không sai theo quy định của luật pháp
  • Di chúc phải có đầy đủ các nội dung bao gồm: ngày/tháng/năm lập di chúc, họ và tên cũng như nơi cư trú của người lập di chúc và người được hưởng di sản, di sản để lại và nơi có di sản,....
  • Di chúc tuyệt đối không được viết bằng ký hiệu hay viết tắt. Các trang phải được đánh số thứ tự, có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc nếu di chúc có nhiều trang.
  • Trong trường hợp di chúc cớ sự tẩy xóa, sửa chữa thì cần có chữ ký của người làm chứng di chúc hoặc người viết di chúc tại những vị trí này


Quy định về quyền thừa kế đất đai

Hình thức di chúc

Di chúc do chính tay người lập di chúc tự viết thì chỉ cần ký vào bản di chúc được quy định tại điều 633 Bộ Luật Dân Sự 2015

Đối với di chúc được đánh máy bằng văn bản hoặc được viết bởi người khác thì phải tuân thủ theo điều 634 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:

  • Phải có ít nhất 2 người làm chứng và không thuộc ác trường hợp cấm trong quy định Điều 632 Bộ Luật Dân Sự 2015. Cụ thể như người thường kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người lập, người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ tuổi, người không có đủ năng lực nhận thức hành vi,...
  • Người lập di chúc phải điểm chỉ hoặc ký tên trước sự chứng kiến của người làm chứng
  • Người làm chứng phải ký tên, điểm chỉ vào  bản di chúc của người lập di chúc

Đối với di chúc bằng miệng cần tuân thủ thực hiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Người lập di chúc phải thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của mình trước mặt ít nhất 2 người chứng kiến. Những người làm chứng phải đảm bảo không thuộc các trường hợp bị cấm trong Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015
  • Người làm chứng phải ghi chép cẩn thận lại lời, nguyện vọng của người lập di chúc bằng miệng. Sau đó cùng ký tên và điểm chỉ vào văn bản đã ghi chép
  • Di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong vòng 5 ngày kể từ ngày người để lại di chúc miệng thể hiện nguyện vọng cuối cùng
  • Đối với di chúc được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc xác thực tại UBND cấp xã thì thủ tục thực hiện cần tuân thủ theo Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây là những thông tin về quyền thừa kế đất đai  mới nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Để đảm bảo quyền lợi của cả người lập di chúc và người thừa hưởng di sản bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những quy định của pháp luật.


Tin liên quan

Tin mới