Tổng thầu xây dựng là gì? Thông tin cần biết về tổng thầu xây dựng mới nhất

Tổng thầu là khái niệm mà bất cứ người nào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều biết đến. Thực tế, khái niệm và các vấn đề xung quanh tổng thầu thi công xây dựng đều được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Trong lĩnh vực xây dựng, thi công công trình, người ta vẫn thường nghe nhắc tới khái niệm tổng thầu xây dựng. Vậy Tổng thầu xây dựng là gì? Những thông tin mới nhất về tổng thầu xây dựng 2022? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Tổng thầu xây dựng là gì?

Tổng thầu xây dựng là đơn vị, tổ chức ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tổng thầu xây dựng là đơn vị không thể thiếu trong thi công công trình, dự án
Tổng thầu xây dựng là đơn vị không thể thiếu trong thi công công trình, dự án

Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

- Tổng thầu thiết kế

- Tổng thầu thi công xây dựng công trình

- Tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình

- Tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình

- Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình

Các khái niệm liên quan đến tổng thầu xây dựng

Tổng thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Có 2 loại nhà thầu xây dựng chủ yếu là:

- Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng: Là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng: Là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

Điều kiện để trở thành tổng thầu xây dựng là gì?

Theo quyết định số 19/2003/QĐ-BXD tại Điều 5 có quy định về điều kiện trở thành tổng thầu thi công xây dựng. Điều kiện chung như sau:

- Tổ chức có đủ lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ đã thông qua đào tạo có thể đáp ứng được các yêu cầu của mọi lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng mà tổ chức đảm nhận

- Tổ chức được trang bị các thiết bị chủ yếu đáp ứng cho công việc tư vấn đầu tư xây dựng

- Tổ chức có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp để thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng

- Phải thực hiện theo đúng pháp luật về các quy định về bảo hiểm trong quá trình tư vấn đầu tư xây dựng


Để trở thành tổng thầu xây dựng uy tín cần có những điều kiện cụ thể
Để trở thành tổng thầu xây dựng uy tín cần có những điều kiện cụ thể

Ngoài ra, tại các điều 6 đến điều 14 của Quyết định này còn quy định rõ từng điều kiện cụ thể. Bao gồm điều kiện năng lực của tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng, năng lực ban quản lý dự án, nhà thầu khảo sát chất lượng, nhà thầu thiết kế, giám sát thi công, kiểm định chất lượng,…

- Đối với tổng thầu thiết kế: Đã làm tổng thầu thiết kế 1 công trình tương tự hoặc thầu chính thiết kế 2 công trình tương tự

- Đối với tổng thầu xây lắp: Đã làm tổng thầu xây lắp 1 công trình tương tự hoặc thầu chính xây lắp 2 công trình tương tự

- Đối với tổng thầu thiết kế và xây lắp: Đã làm tổng thầu thiết kế và xây lắp hoặc tổng thầu xây lắp 1 công trình tương tự

- Đối với tổng thầu EPC: Đã làm tổng thầu EPC hoặc tổng thầu thiết kế và xây lắp hoặc tổng thầu xây lắp 1 công trình tương tự hoặc thầu chính xây lắp 3 công trình tương tự

- Đối với tổng thầu chìa khoá trao tay: Đã làm tổng thầu chìa khóa trao tay 1 dự án tương tự hoặc tổng thầu EPC hoặc tổng thầu thiết kế và xây lắp 1 công trình hoặc một dự án tương tự.”

Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng như thế nào?

Tổng thầu có trách nhiệm với các phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công công trình. Bên cạnh đó, tổng thầu có trách nhiệm cung cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và các dịch vụ cần thiết

Để thực hiện được điều này, trong trường hợp các hợp đồng có giá trị lớn, thông thường, các tổng thầu sẽ ký tiếp hợp đồng với các nhà thầu phụ để thực hiện thi công chuyên ngành

Quyền của tổng thầu xây dựng

Tổng thầu thi công xây dựng có các quyền tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vi công trường của tổng thể dự án.

- Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ (nếu cần) để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc của hợp đồng sau khi được chủ đầu tư chấp thuận.

-Lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định nhà thầu phụ thích hợp với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng đã ký kèm quy định pháp luật đầu tư xây dựng công trình.

Nghĩa vụ của tổng thầu xây dựng

Để đáp ứng được tiêu chí của dự án, công trình thì tổng thầu xây dựng cần phải tuân thủ nghĩa vụ của mình
Để đáp ứng được tiêu chí của dự án, công trình thì tổng thầu xây dựng cần phải tuân thủ nghĩa vụ của mình

Tổng thầu thi công có nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và các nghĩa vụ như sau:

- Tổ chức điều hành công trường, điều phối các nhà thầu phụ về việc sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ, các công trình phục vụ thi công để tránh lãng phí; sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn an ninh trật tự công trường. Các nhà thầu phụ phải tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của tổng thầu thi công xây dựng về việc điều hành công trường

- Lập và thỏa thuận với chủ đầu tư về kế hoạch tiến độ thực hiện các giai đoạn thi công và hạng mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợp đồng

- Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu và tiến độ thực hiện hợp đồng tổng thầu; thỏa thuận và thống nhất với chủ đầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị của hợp đồng trên cơ sở kết quả đấu thầu về thiết bị (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng)

- Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng các công việc thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các thỏa thuận hợp đồng

- Tổ chức, điều phối và quản lý các hoạt động trên công trường; thực hiện biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và an ninh trên công trường

- Chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình; thực hiện việc chuyển giao công nghệ, bàn giao các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến vận hành, sử dụng và bảo trì công trình cho chủ đầu tư

- Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử đồng bộ công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng và theo quy định của nhà nước

- Thực hiện bảo hành công trình theo quy định của nhà nước

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện và phải bồi thường vật chất cho những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về tổng thầu xây dựng là gì cũng như những thông tin về nghĩa vụ trách nhiệm của tổng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn thêm hiểu biết về lĩnh vực này!


Tin liên quan

Tin mới