Bất động sản công nghiệp là gì? Tình hình phát triển BĐS công nghiệp hiện nay ra sao?

Những năm qua bất động sản công nghiệp thực sự bùng nổ ở khắp các tỉnh thành có tiềm năng phát triển trên cả nước. Có thể thấy, BĐS công nghiệp có nhiều tác động tích cực đến các thị trường khác.

Bất động sản công nghiệp là gì?

Khái niệm BĐS công nghiệp được hiểu là các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN), kho bãi, nhà xưởng, văn phòng cho thuê, khu đô thị và các dự án đầu tư mặt bằng nhằm phục vụ sản xuất công nghiệp. 

Khu công nghiệp Phú Bình (Thái Nguyên)
Khu công nghiệp Phú Bình (Thái Nguyên)

Bất động sản này cũng gắn liền với khái niệm đất công nghiệp. Trong đó, các khu đất của KCN sẽ được sử dụng theo hình thức cho thuê mặt bằng. Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai năm 2013 như sau: 

“Nhà nước cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, và khu chế xuất.”

Thực tế hiện nay, mặc dù đã phát triển nhiều KCN nhưng thực tế khả năng đáp ứng vẫn chưa theo kịp nhu cầu. Phân khúc thị trường BĐS công nghiệp vẫn đang trong tình trạng khan hiếm, cung chưa đủ cầu.

Tiềm năng phát triển BĐS công nghiệp trong tương lai

Giá thuê đang có xu hướng tăng

BĐS công nghiệp tại Việt Nam có giá thuê khá cao, khoảng 95 USD/m2 cho thời hạn thuê 50 năm. Tại nhiều vị trí có tốc độ phát triển cao, giá sẽ cao hơn. Điều này cho thấy nhu cầu thuê đang tăng mạnh.

Giá thuê đang có xu hướng tăng
Giá thuê BĐS công nghiệp có xu hướng tăng

Tỷ lệ lấp đầy tương đối cao

Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu kinh tế, tính đến tháng 11/2019, nước ta có 335 KCN được thành lập, trong đó có 79 KCN đang xây dựng và 256 KCN đã hoạt động. Các phép đo cho thấy tỷ lệ lấp đầy trung bình từ 75% trở lên. Tuy nhiên, tài nguyên đất công nghiệp tiếp tục tăng nhờ tốc độ phát triển công nghiệp tăng. 

Điều này cho thấy BĐS công nghiệp cũng hấp dẫn không kém so với các phân khúc khác. Hiện tại, đó là một phân khúc có mức đặt cược an toàn.

Sự hình thành nhiều mũi nhọn công nghiệp 

Ở khu vực phía Bắc, thông qua đổi mới chính sách cơ sở hạ tầng và thủ tục pháp lý, có thể dẫn chứng các cụm công nghiệp tiêu biểu như Hà Nội và Hải Phòng. Còn đối với miền Trung, trọng tâm là khu vực duyên hải Nam Trung Bộ gồm Quảng Ngãi, Đà Nẵng, cũng là nơi thu hút nhiều dự án bất động sản mới.

Khu vực miền Nam là khu vực có diện tích mặt bằng lớn nhất cả nước, đây cũng là một trong những tài sản khiến khu vực này trở thành khu phát triển năng động nhất, có thể kể đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ như TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Các KCN ở Việt Nam đang ngày càng đổi mới để trở nên phát triển và hấp dẫn hơn, bắt kịp xu hướng  đầu tư nước ngoài. Việc chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại là một trong những thay đổi quan trọng nhất. Đặc biệt là các KCN Miền Nam.

Tại sao BĐS công nghiệp hút đầu tư?

Ông John Campbell - tư vấn cấp cao dịch vụ công nghiệp Savills Việt Nam cho biết, chính những căng thẳng trong thương mại Mỹ – Trung cũng như các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia đã tạo cơ hội, thu hút vốn đầu tư, tác động tích cực đến ngành BĐS công nghiệp Việt Nam.

Đáng chú ý hơn, việc xóa bỏ 99% thuế hải quan, hàng hóa sau khi ký kết các Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ gia tăng thu hút vào lĩnh vực BĐS công nghiệp.

Việc đặt nhà máy tại Việt Nam đồng nghĩa với việc các tập đoàn đa quốc gia sẽ đem theo lượng lớn các chuyên gia, kỹ sư. Ông cũng chỉ ra rằng BĐS công nghiệp phát triển cũng tác động tích cực và trực tiếp đến các phân khúc khác như nhà ở, văn phòng cho thuê…dự báo sẽ tăng trưởng mạnh thời gian tới.

Phát triển chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hiện đại

Trong bối cảnh BĐS công nghiệp đang bùng nổ để đón đầu xu hướng vốn đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào Việt Nam, nhiều khu công nghiệp trên địa bàn TP HCM đã nỗ lực cải thiện, thay đổi để thu hút doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các nhà xưởng cao tầng được đầu tư xây dựng ở một số KCN. Điển hình tại KCX Linh Trung đang xây dựng nhà xưởng cao tầng, KCX Tân Thuận (quận 7), chủ đầu tư đã xây dựng 3 khối nhà xưởng cao tầng cho thuê.

Các KCN đang tiến hành chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình “khu thương mại, dịch vụ, cụm công nghệ cao gắn với đô thị hiện đại” nhằm tăng sức cạnh tranh.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu, đánh giá thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển khi các tập đoàn dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bởi hiện tại sức cạnh tranh của Việt Nam còn thua Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia... 

Ông Châu cho biết thêm, để ứng xử với xu hướng dịch chuyển này cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc phát triển hạ tầng… cũng sẽ thúc đẩy từ sự phát triển của BĐS công nghiệp.

Cũng liên quan đến phát triển mặt bằng sản xuất trong bối cảnh hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh mô hình truyền thống, vốn rất khó để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, các doanh nghiệp BĐS công nghiệp nên nghiên cứu mô hình kiểu mới cung cấp dịch vụ, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng năng lượng tái tạo.

Bất động sản công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai
Bất động sản công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai

Qua bài viết của homeup.vn, có thể thấy bất động sản công nghiệp sẽ trở thành phân khúc đầu tư tiềm năng và triển vọng hàng đầu trong tương lai, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Nhiều chính sách mới đã được Nhà nước đưa ra nhằm khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho BĐS công nghiệp phát triển đúng mức với những tiềm năng sẵn có.


Tin liên quan

Tin mới