Công trình xanh là gì? Thực trạng công trình xanh tại Việt Nam

Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu cho môi trường; đồng thời được thiết kế để hạn chế tối đa tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Công trình xanh là gì?

Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ đưa ra
Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ đưa ra

- Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác;

- Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời);

- Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, chất thải và tái chế, tái sử dụng;

- Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình;

- Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững;

- Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành;

- Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành;

- Thiết kế đảm bảo phù hợp với những biến đổi của môi trường.

Một số mục tiêu cụ thể của công trình xanh

Giữ gìn cảnh quan xanh

Công trình xanh yêu cầu sự quan tâm đặc biệt tới việc lựa chọn vị trí xây dựng, bảo tồn thảm thực vật, đồng thời bổ sung các mảng xanh trong quá trình thiết kế công trình. Thảm thực vật có thể góp phần giảm thiểu nhu cầu làm mát, thanh lọc không khí, giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt cũng như nhiều lợi ích khác.

Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm

Việc giảm thiểu phát thải đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành công trình xanh. Công trình xanh giúp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường thông qua chiến lược 3R (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). 

Chẳng hạn, khi giảm diện tích không thấm nước, công trình xanh có thể góp phần giảm lượng nước mưa chảy tràn và nhiệt độ bề mặt cảnh quan. Ta cũng có nhiều cơ hội tái sử dụng những kết cấu có sẵn hay tái chế, tái sử dụng vật liệu trong khu vực công trình.

Tiếp cận thông minh về năng lượng

Công trình xanh khuyến khích lập kế hoạch và mục tiêu về sử dụng năng lượng ngay từ lúc khởi đầu dự án, tận dụng những thế mạnh của khu vực công trình và điều kiện khí hậu nhằm giảm thiểu nhu cầu chiếu sáng; 

Kết hợp thiết kế cảnh quan trong chắn ánh nắng; khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng; tích hợp giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo; v.v.

Công trình xanh yêu cầu sự quan tâm đặc biệt tới việc lựa chọn vị trí xây dựng, bảo tồn thảm thực vật
Công trình xanh yêu cầu sự quan tâm đặc biệt tới việc lựa chọn vị trí xây dựng, bảo tồn thảm thực vật

Bảo vệ tài nguyên nước

Công trình xanh hướng tới giảm mức tiêu thụ nước, đồng thời bảo đảm chất lượng nước nhờ các thiết bị sử dụng nước hiệu quả. Một số giải pháp tiên tiến như thu nước mưa, tái chế – tái sử dụng nước, v.v… cũng được áp dụng.

Đảm bảo sức khoẻ và tiện nghi của người sử dụng công trình

Việc cấp đủ không khí cho các không gian trong công trình nhờ thông gió hiệu quả giúp bảo đảm chất lượng không khí tốt, ngăn ngừa sự tích tụ các chất độc hại từ các loại vật liệu và quá trình vận hành thiết bị.

Công trình xanh khuyến khích áp dụng rộng rãi giải pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên nhằm đáp ứng yêu cầu chiếu sáng không gian, tạo tầm nhìn tốt đồng thời giảm thiểu đáng kể chi phí cho ánh sáng nhân tạo.

Công trình xanh là dạng thiết kế "hấp dẫn cả về thị giác và thính giác". Trên thực tế, trong thiết kế công trình văn phòng, chung cư, môi trường âm thanh và yêu cầu cách âm đóng vai trò quan trọng trong kiến tạo không gian tốt cho việc tập trung, làm việc hiệu quả cũng như nghỉ ngơi tại nhà.

Công trình xanh khuyến khích sử dụng giải pháp làm mát thụ động thông qua chắn nắng mặt trời và thông gió phù hợp, thậm chí đơn giản như việc thiết kế – lắp đặt hiệu quả các thiết bị như quạt trần.

Kết nối cộng đồng

Ngay từ đầu giai đoạn thiết kế, công trình xanh lưu tâm đến khoảng cách giữa nhà ở và nơi làm việc của người sử dụng công trình cũng như những dịch vụ tiện ích khác nhằm giảm thiểu tác động môi trường của phương tiện giao thông.

Công trình xanh khuyến khích việc sử dụng những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe đạp, xe điện và một số giải pháp giao thông xanh khác.

Tối ưu chi phí trong toàn bộ vòng đời công trình

Công trình xanh có sự tính toán đến chi phí trong toàn bộ vòng đời công trình, trong khi công trình thường chỉ tập trung vào chi phí thiết kế và xây dựng ban đầu.

Công trình xanh tại Việt Nam

Bước sang thế kỷ 21, nhân loại đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn về biến đổi khí hậu, đe doạ huỷ diệt cuộc sống trên Trái Đất. Lo lắng về vấn đề này, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về “Môi trường và phát triển” năm 1987. Tiếp đó năm 1992, Liên hợp quốc lại tổ chức Hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo 162 quốc gia, cùng ký kết “Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu”, chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước này khi đó, sau đó đã xây dựng “Chương trình phát triển bền vững quốc gia”.

Tại Việt Nam, nhiều căn biệt thự hiện nay được thiết kế với kiến trúc xanh mát, thân thiện với môi trường
Tại Việt Nam, nhiều căn biệt thự hiện nay được thiết kế với kiến trúc xanh mát, thân thiện với môi trường

Nước ta đã có một số chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy một ngành Xây dựng xanh hơn, có trách nhiệm với môi trường hơn như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (năm 2010), Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (năm 2010), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 (năm 2014), Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (2015), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (2017), Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 (2017); Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 (2018), Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (2019).

Gần đây, Luật Xây dựng sửa đổi (2020) cũng lần nữa khẳng định quan điểm khuyến khích phát triển công trình xanh, công trình năng lượng Liên hiệp quốc và củng cố vai trò của Bộ Xây dựng trong công tác này. Như vậy, công trình xanh đang có rất nhiều triển vọng và sẽ trở thành một trong những nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam, cũng như chiến lược “xanh hoá” ngành Xây dựng, chuyển đổi thị trường xây dựng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.


Tin liên quan

Tin mới