Cách chọn vải ghế sofa

Sofa là món đồ nội thất có tần suất sử dụng nhiều và thường nằm ở trung tâm phòng khách. Do đó, bên cạnh việc lựa chọn hình dáng sofa, gia chủ hãy cân nhắc đến yếu tố vải bọc sofa.
Trước khi lựa chọn vải bọc, chủ nhà cần phân tích về cách sinh hoạt của gia đình.
Trước khi lựa chọn vải bọc, chủ nhà cần phân tích về cách sinh hoạt của gia đình.

Ghế sofa của gia đình chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình hay là nơi thường xuyên ghé tới của bạn bè, hoặc sofa có phải là chỗ chơi đùa của em bé, là chỗ ngủ của thú cưng hay không...? Hãy trả lời những câu hỏi trên trước khi chọn loại vải bọc cho ghế sofa.

Vải lanh

Lanh là loại vải nhẹ, thân thiện môi trường, dễ vệ sinh, là chất liệu lý tưởng để thiết kế sofa cho những gia đình có trẻ nhỏ và thú cưng.

Về ưu điểm, loại vải này thoáng khí, ít nấm mốc, do đó phù hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm hoặc những người có cơ địa dị ứng. Thêm vào đó, vải lanh khá "ăn nhập" với các loại thuốc nhuộm, màu in, vì vậy phù hợp với những người muốn in hình lên vải để có một chiếc sofa độc đáo.

Thêm nữa, những chiếc sofa làm từ vải lanh thường dễ tháo rời và vệ sinh. 

Tuy vậy, sofa vải lanh có điểm trừ là thẩm mỹ. Vải lanh mỏng, không cứng nên tổng thể ghế sofa có vẻ như không chắc chắn, gọn gàng. 

Giả da

Sofa giả da có ưu điểm lớn nhất là không bám bẩn, dễ vệ sinh. Với những vết bẩn đơn giản, gia chủ chỉ cần dùng khăn ẩm là có thể dễ dàng vệ sinh. Bên cạnh đó, sofa làm từ da giả có thể chịu vết trầy xước tốt hơn da thật.

Song, da giả không bền bằng da thật và có xu hướng bị nứt theo thời gian. Da giả cũng không thoáng khí như da thật. Theo thời gian, những bộ sofa làm từ da giả có độ bóng tăng dần.

Ngoài ra thì với nhiều người, cảm giác sử dụng sofa làm từ da giả khiến họ cảm thấy chưa trọn vẹn. 

Da thật

Da thật là chất liệu kinh điển cho sofa. Da thật là chất liệu cao cấp, có độ bền cao, dù theo năm tháng da thật có cũ đi nhưng vẫn có nét đẹp của riêng nó. Khi sử dụng một thời gian, lớp da thật sẽ tạo một lớp gỉ, khiến bộ sofa trở nên cổ điển hơn.

Da là chất liệu dễ lau chùi, dễ dưỡng bằng các loại chất dưỡng ẩm cơ bản và có thể chịu được hao mòn. Vì vậy, đây là chất liệu phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ và nuôi thú cưng.

Da thật có nhược điểm đem lại cảm giác ngồi khá lạnh vào mùa đông, ngột ngạt vào mùa hè. Chất liệu này cũng được bán giá rất cao, những bộ ghế sofa da thật rẻ nhất cũng đắt hơn những chất liệu khác. 

Vải tổng hợp 

Với giá cả phải chăng và độ bền cao, sợi nhỏ là chất liệu bọc phổ biến cho sofa. Vải tổng hợp được các gia đình ưa chuộng vì có khả năng chống bám bẩn và dễ làm sạch.

Sợi nhỏ giữ màu tốt. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho những gia đình không thường xuyên vệ sinh sofa.

Dù là loại vải có khả năng chống bám bẩn, tuy vậy, sợi nhỏ dễ bám bụi, tóc trên bề mặt. Hơn nữa, vào mùa nóng, sofa sợi nhỏ khá bí bách đem tới cảm giác không thoải mái.

Vải nhung

Nhung là loại vải phổ biến trong thiết kế, sản xuất ghế sofa. Sofa nhung đem đến cảm giác ấm áp, sang trọng. Hơn nữa, nhung đem lại cảm giác mềm mại khi chạm vào, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Hiện nay, để tăng độ bền cho nhung, các đơn vị sản xuất vải cho ra đời loại vải nhung cao cấp hơn, chuyên làm ghế sofa. Loại vải này dễ vệ sinh hơn so với vải nhung truyền thống và có độ bền tốt hơn.

Về nhược điểm, vải nhung khó giặt, nặng và dễ bám bẩn. Do đó, sofa vải nhung không phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ, thú cưng.

Thêm nữa là vải nhung khá dày, bí, vậy nên không phù hợp với những nơi có khí hậu nắng nóng.

Vải Cotton

Cotton là vải phổ biến trong may mặc, vải này tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Không riêng trang phục mặc thường ngày, cotton còn là loại vải phù hợp để sản xuất ghế sofa.

Vải cotton có tính thoáng khí, do vậy, ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, cotton là vải phổ biến trong sản xuất ghế sofa.

Cotton cũng là loại vải tương đối dễ vệ sinh khi hầu hết vỏ bọc đệm bằng cotton đều có thể tháo rời và giặt máy.

Tuy nhiên, cotton có vài nhược điểm nhất định. Nếu sofa của bạn đặt ở vị trí đón nhiều ánh nắng, có thể vải cotton sẽ dễ hư hại theo thời gian và gây ra tình trạng bạc màu. 

Ở những nơi khí hậu có độ ẩm cao, cotton cũng dễ bị nấm mốc, gây mất vệ sinh và thẩm mỹ tổng thể.


Tin liên quan

Tin mới