Đầu tư Bất động sản cần nắm rõ các chiến lược “thoát hiểm” nào?

Trong mọi lĩnh vực đầu tư và đặc biệt là đầu tư Bất động sản, bạn luôn phải lên kế hoạch trước về một chiến lược rút lui để tránh các vấn đề đột ngột phát sinh khiến bạn bị mắc kẹt trong “bẫy” đầu tư.

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản là các một kế hoạch khả thi mà nhà đầu tư có thể thực hiện để rút lui khỏi khoản đầu tư một cách an toàn mà vẫn kiếm được lợi nhuận.

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản là các một kế hoạch khả thi
Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản là các một kế hoạch khả thi

Một số yếu tố góp phần tạo nên một chiến lược rút lui thuận lợi và thực tế tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Các yếu tố chính bao gồm:

- Mục tiêu dài hạn: Bạn đang tìm kiếm dòng tiền hàng tháng hay mong muốn kiếm được lợi nhuận đáng kể khi bán?

- Thời gian giữ bất động sản: Bạn định giữ tài sản trong bao lâu? Chiến lược của bạn là nắm giữ lâu dài, “mua đi bán lại” một cách nhanh chóng hay kết hợp cả hai? 

- Nhu cầu thanh khoản: Bạn có đủ tài chính để chi trả khi các vấn đề đột ngột phát sinh hay bạn có thể cần phải rút lui khoản đầu tư sớm hơn dự định để có thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp?

- Mối quan hệ giữa các chủ sở hữu: Nếu bạn đầu tư chung một bất động sản với những người khác, bạn sẽ làm thế nào khi đối tác của bạn không muốn tiếp tục đầu tư nữa, hoặc không có khả năng đầu tư nữa?

- Tài chính: Nếu bạn mua bất động sản với khoản vay thế chấp, khi nào khoản nợ đáo hạn? Khoản vay của bạn có thể chuyển nhượng cho người mua bất động sản tiếp theo không?

- Điều kiện thị trường: Bạn có sẵn sàng bán bất động sản sớm hơn khi thị trường thuận lợi không? Bạn có thể giữ tài sản lâu hơn dự kiến ban đầu nếu điều kiện thị trường không thuận lợi không?

Các chiến lược "thoát hiểm" nổi bật

Bán toàn bộ bất động sản

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản phổ biến nhất là bán toàn bộ tài sản. Đối với tài sản đang được cho thuê, bạn cần cân nhắc các điều khoản trong hợp đồng thuê trước khi quyết định bán để không làm phát sinh những rắc rối pháp lý về sau.

Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản phổ biến nhất là bán toàn bộ tài sản
Chiến lược thoát hiểm trong đầu tư bất động sản phổ biến nhất là bán toàn bộ tài sản

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản 

Sử dụng đòn bẩy cũng có thể làm tăng dòng tiền, nhưng phương pháp này cũng làm tăng rủi ro tổng thể, vì khoản vay sẽ phải được hoàn trả trước khi bạn có thể bỏ túi số tiền thu được từ bất kỳ hoạt động giao dịch bất động sản nào.

Thay đổi chiến lược đầu tư bất động sản 

Nếu thị trường không thuận lợi cho việc bán vào thời điểm bạn muốn rút lui khỏi một khoản đầu tư, việc thay đổi chiến lược đầu tư tài sản có thể giải phóng giá trị. Chẳng hạn, nếu bạn sở hữu một tòa nhà chung cư, hãy xem xét bán từng căn thay vì cố gắng bán toàn bộ tòa nhà cùng một lúc. 

việc thay đổi chiến lược đầu tư tài sản có thể giải phóng giá trị
Việc thay đổi chiến lược đầu tư tài sản có thể giải phóng giá trị

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc việc thay đổi mục đích sử dụng của tài sản. Việc thay đổi mục đích sử dụng của toàn bộ hoặc một phần của bất động sản sẽ cần thêm vốn cũng như có thể cần thay đổi quy hoạch của bất động sản. 

Nhà đầu tư có thể xem xét chuyển đổi không gian thương mại thành khu dân cư, thêm khu bán lẻ ở tầng trệt cho khu dân cư hoặc tòa nhà văn phòng, thêm/loại bỏ khu vực đỗ xe,... đây đều là những ví dụ về việc tái sử dụng một bất động sản, giúp nó có điều kiện tốt hơn để bán.

Với việc lập kế hoạch cẩn thận và nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn sẽ có một số chiến lược thoát hiểm đầu tư bất động sản khả thi và hiệu quả.


Tin liên quan

Tin mới