Giếng trời là gì ? Những thông tin đầy đủ về giếng trời

Giếng trời là một trong những giải pháp về kiến trúc nhằm hứng ánh sáng, lấy không khí tự nhiên ở bên ngoài vào trong nhà tại các thành phố lớn. Vậy giếng trời là gì? Những nguyên tắc khi thiết kế giếng trời là gì?

Giếng trời là gì?

Khi nhịp sống đô thị ngày càng phát triển những ngôi nhà mọc lên san sát ở các thành phố lớn, ánh sáng tư nhiên vào trong mỗi ngôi nhà dường như là không có. Vì thế việc thiết kế giếng trời ra đời để nhằm giải quyết mang đến cuộc sống hài hòa gần gũi giữa con người và thiên nhiên. 

Giếng trời là gì? Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng. 

Giếng trời thường được dùng trong các ngôi nhà hoặc các trung tâm thương mại.

Cấu tạo của giếng trời

Giếng Trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính đó là: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Chi tiết các bộ phận như sau:

Phần đáy giếng: Đây là tầng thấp nhất của căn nhà, đáy giếng là nơi đón nhận ánh sáng và giúp thông khí cho ngôi nhà. Thường đáy giếng sẽ ở phòng khách và phòng bếp.

Thân giếng: Thân giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Từ đó ánh xạ ánh sáng tới khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. 

Đỉnh giếng: Đỉnh Giếng là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Đây là phần quyết định đến việc có toàn bộ không gian ngôi nhà có đón được không gian vào trong ngôi nhà hay không, chính vì thế đỉnh giếng được xem là bộ phận quan trọng nhất.

Công dụng và chức năng của giếng trời

Giếng trời mang lại nhiều ưu điểm cho ngôi nhà vừa tạo tính thẩm mỹ vừa mang đến không gian tự nhiên vào trong mỗi ngôi nhà. 

Mang đến nguồn sáng tự nhiên cho căn nhà

Hiện nay ở các thành phố lớn  các ngôi nhà mọc lên san sát việc mang không gian tự nhiên như: ánh sáng, gió ở bên ngoài vào trong mỗi ngôi nhà là rất khó.Vì thế việc bố trí thiết kế giếng trời ánh sáng các căn hộ sẽ được cải thiện đáng kể.

Đón gió, lưu thông không khí, thoáng mát

Lưu thông không khí trong nhà ở luôn là một điều cần thiết đặc biệt với những ngôi nhà không có nhiều không gian rộng, bị chật chội, bí bách. Những ngôi nhà có giếng trời, lượng gió thiên nhiên tràn vào nhà thường sẽ nhiều hơn. Từ đó thúc đẩy lưu thông không khí một cách tự nhiên. Cho căn nhà thêm thông thoáng, mát mẻ và dễ chịu.

Tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Giếng trời mang đến ánh sáng tự nhiên tràn vào trong ngôi nhà sẽ làm cho ngôi nhà trở nên tươi sáng hơn rất nhiều. Ngoài ra giếng trời dưới bàn tay thiết kế của đội ngũ kiến trúc sư bố trí hợp lý thì sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà.

Nhược điểm của giếng trời

Bên cạnh những ưu điểm thì giếng trời cũng mang lại một số nhược điểm cho ngôi nhà như:

Khuếch đại âm thanh

Bản chất giếng trời là một cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng khó chịu đến mọi người trong gia đình và gây ồn ào. Vì thế để khắc phục tình trạng này thì các mặt  tường trong giếng trời không nên làm phẳng, trơn tất cả. Cần có một số mảng nhám, sần để tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần. Đây vừa là vật liệu để tiêu âm, vừa tạo tính thẩm mỹ hơn cho ngôi nhà.

Khó thoát nước

Giếng trời nằm ở trên đỉnh của ngôi nhà, có nhiều ngôi nhà thiết kế giếng trời không có mái che vì thế mỗi khi trời mưa sẽ ảnh hưởng vào trực tiếp ngôi nhà. Vì thế khi thiết kế giếng trời cần tính toán, bố trí hợp lý phần đỉnh giếng cũng như phần đáy giếng về việc thoát nước.

Ảnh hưởng đến đồ nội thất khác trong gia đình

Việc giếng trời đón ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào nhà sẽ gây ảnh hưởng đến một số đồ đạc trong nhà làm giảm tuổi thọ sử dụng như: bàn ghế, sàn gỗ,...

Với một số nhược điểm trên thì khi thiết kế giếng trời các kiến trúc sư cần tính toán kỹ lưỡng để hạn chế việc ảnh hưởng của giếng trời vào trong các ngôi nhà. Cần phải nắm vững những nguyên tắc về thiết kế cũng như thi công giếng trời.

Nguyên tắc thiết kế giếng trời

Ngoài những thông tin về giếng trời là gì? công dụng và chức năng của giếng trời thì việc được mọi người quan tâm đó là nguyên tắc khi thiết kế và xây dựng giếng trời như thế nào?

Vật liệu làm mái che giếng trời

Phần mái là phần quan trọng nhất trong các bộ phận của giếng trời, vì thế vật liệu làm mái che cần được sử dụng loại tốt, đảm bảo về chất lượng. Hiện nay, vật liệu làm mái che giếng trời được sử dụng nhiều nhất là tấm lấy sáng polycarbonate. Ngoài ra còn có một số vật liệu khác như: Kính, tôn, bạt,...

Về mặt kỹ thuật

Giếng trời có nhược điểm là khuếch đại âm thanh vì thế không nên làm phẳng nhẵn tường của giếng trời. Để tiêu âm, nên thiết kế mảng nhám, sần cho tường giếng bằng cách ốp gạch trần, sơn gai,…Bên cạnh đó, cũng không nên làm mái che quá mỏng và không nên để hở khe rộng vì trời mưa sẽ làm nước mưa vào nhà.

Vị trí đặt giếng trời hợp lý

Giếng trời không chỉ mang đến thẩm mỹ, đến không gian ánh sáng cho ngôi nhà mà đây còn thể hiện về yếu tố phong thủy cho ngôi nhà. Vì thế vị trí đặt giếng trời vô cùng quan trọng mà bạn cần lưu ý. Vây vị trí đặt giếng trời ở đâu là hơp lý?

Xét cả về mặt thẩm mỹ và phong thủy thì vị trí ‘Giữa nhà’ luôn là vị trí ưu ái được lựa chọn để đặt Giếng Trời. Đây được coi là vị trí trung tâm, nến sẽ tối ưu được chức năng thông thoáng. Và cũng là nét chấm phá nổi bật nhất của ngôi nhà.

Một số lưu ý về vị trí đặt giếng trời liên quan tới phong thủy:

Về mặt phong thủy, bạn không nên bỏ qua một số lưu ý dưới đây:

- Hãy đặt giếng trời ở cung Tài Lộc hoặc Thiên mạng.

- Không được đặt giếng trời ở trước nhà.

- Nên đặt giếng trời ở trung tâm ngôi nhà.

- Nếu thiếu mặt bằng, nên đặt giếng trời tại góc méo nhằm hóa giải sát khí.

- Nên đặt cây xanh và nước ở xung quanh giếng trời.

Cách làm giếng trời đẹp mắt

Để tạo thẩm mỹ cho giếng trời thì ngoài vị trí đặt là trung tâm thì cần phải lưu ý một số thông tin về kích thước thông số để giếng trời trở nên đẹp mắt hơn.

Kích thước chủ yếu của đỉnh giếng trời:

- Thường giếng trời chỉ sử dụng phổ biến ở các ngôi nhà dạng ống.

- Đối với nhà ống thì kích thước thích hợp nhất đó là 4m2 -6m2.

- Diện tích giếng trời chỉ nên chiếm 5% diện tích của sàn nhà, đối với cửa sổ thì 15%

- Diện tích bề mặt kính tối thiểu là 450mx450m

Lưu ý không nên thiết kế giếng trời với những ngôi nhà có diện tích hẹp nó sẽ làm phản tác dụng của giếng trời đối với căn nhà của bạn.

Lưu ý khi xây dựng giếng trời

- Nếu dưới giếng trời không phải khu vực như vườn cảnh, bể cá mà lại là không gian sinh hoạt, nơi qua lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng, to ở phía trên để tránh tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm.

- Các hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,…

- Phải đảm bảo các chức năng của giếng trước khi trang trí để tránh tình trạng không phù hợp với kiến trúc, không gian sinh hoạt và một số vấn đề khác.

- Nếu ngôi nhà đã đủ lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết, trong khi diện tích không dư giả thì nên cân nhắc và tốt nhất có nên thiết kế giếng trời hay không.

- Giếng trời là một không gian, một bộ phận khá bắt mắt, là điểm nhấn thu hút của căn nhà rồi nên việc trang trí sắp đặt không nên quá rườm rà và phức tạp để tránh tình trạng gây rối mắt. Tốt nhất hãy để nó thật nhẹ nhàng, thông thoáng như đúng bản chất và vai trò của nó.

- Hạn chế tất cả những gì ở giếng trời có thể gây ảnh hưởng đến vai trò chiếu sáng và lưu thông không khí tự nhiên vào nhà.

- Chú ý đảm bảo an toàn trên các tầng mà chiều dài giếng trời đi qua, tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Ý nghĩa của giếng trời trong Phong Thủy

Trong khoa học phong thủy, nếu biết khéo léo vận dụng ngũ hành cho không gian giếng trời, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí cho nội thất.

Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa.

Trên đây là bài viết của chúng tôi giải đáp về giếng trời là gì? cũng như toàn bộ thông tin về giếng trời như: Cấu tạo, chức năng và những lưu ý khi thiết kế cũng như thi công giếng trời. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.


Tin liên quan

Từ khoá: mái che Giếng

Tin mới