Môi giới là gì? Toàn bộ thông tin về môi giới và nghề môi giới

Môi giới là một nghề xuất hiện đã lâu, đây được xem là bên thương mại giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên để hiểu rõ về nghề môi giới cũng như các quyền, nghĩa vụ của nghề môi giới thì không phải ai cũng nắm được. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Các khái niệm về môi giới và nghề môi giới

Môi giới là hoạt động trung gian giữa các bên trao đổi, gặp gỡ, đàm phán để đưa ra được các kết quả cuối cùng và giữa các bên đều được hưởng lợi ích. Môi giới giúp các bên thỏa thuận, hợp tác với nhau, hoạt động của môi giới sẽ phụ thuộc vào các sản phẩm mà được môi giới.

Khái niệm về môi giới

Một số ngành phát triển nghề môi giới hiện nay là: ngành bất động sản, ngành bảo hiểm, ngành chứng khoán,... Hiện tại đây cũng là nghề thu hút một lượng nhân sự lớn bởi thu nhập tốt và mang lại nhiều kiến thức, hiểu biết.

Công việc của môi giới chính là tìm kiếm khách hàng( tức là người đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ hay hàng hóa) của bên người bán ( người cung cấp dịch vụ, hàng hóa) tư vấn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ các bên đàm phán và ký kết hợp đồng. Người môi giới không trực tiếp ký kết vào hợp đồng, chỉ 2 bên được ký kết.

Môi giới tên tiếng anh gọi là” Broker” chỉ bên trung gian giữa người mua và người bán, họ ủy thác tiến hành mua hoặc bán hàng hóa, sản phẩm. Người môi giới không tham gia vào thực hiện hợp đồng.

Các ngành nghề phổ biến của hoạt động môi giới

Đối với mỗi ngành nghề thì hoạt động công việc của người môi giới lại khác nhau. Với ngành bất động sản thì công việc của người môi giới là: tìm kiếm khách hàng đang có nhu cầu mua sản phẩm bất động sản cũng như đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng,  Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Các ngành nghề của môi giới

Đối với ngành bảo hiểm thì công việc của người môi giới là cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm; thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Ngoài ra, phạm vi của môi giới rất rộng và nhiều như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới hàng hải,...

Quyền và nghĩa vụ của các bên môi giới thương mại

Theo các điều khoản trong luật thương mại năm 2005 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới, cụ thể được ghi nhận từ điều 151 đến 153. Các bên có quyền và  nghĩa vụ sau đây:

Quyền và nghĩa vụ của môi giới

Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới

 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được hưởng thù lao môi giới theo như thỏa thuận và các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới (kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới)

- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;

- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

Các nghĩa vụ của bên môi giới cần biết
Các nghĩa vụ của bên môi giới cần biết

Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Có quyền yêu cầu bên môi giới thực hiện đúng, đủ các nội dung công việc môi giới

- Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;

- Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

Đặc điểm của môi giới

Môi giới là những người làm các công việc như: tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị địa điểm gặp mặt, cung cấp thông tin cho các bên,…

Những đặc điểm nổi bật của nghề môi giới
Những đặc điểm nổi bật của nghề môi giới

- Đơn vị môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện các dịch vụ môi giới và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới.

- Khi khách hàng sử dụng dịch vụ môi giới thương mại thì bên môi giới được phép sử dụng thương hiệu của mình để làm việc, trao đổi giới thiệu các bên với nhau. Sau đó người môi giới sẽ tạo cuộc gặp để các bên đàm phán và ký kết hợp đồng với nhau.

- Người môi giới có thể thay mặt ký hợp đồng với khách hàng nếu họ được ủy quyền. Trong trường họp này, bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện.

- Phạm vi hoạt động của môi giới không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hóa.

- Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới. Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới, đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau.

 Những khó khăn trong nghề môi giới

Khi mới bước chân vào nghề gì cũng vậy sẽ có những khó khăn, trở ngại và những thách thức đi kèm. Nghề môi giới cũng vậy sẽ rất nhiều chông gai nếu như ta không trang bị cho mình các kỹ năng, kiến thức của nghề.

Một trong những khó khăn của người môi giới khi mới bước chân vào nghề và dễ dàng bị bỏ cuộc đó là việc thiếu kiến thức chuyên môn. Dù bạn môi giới bất kỳ sản phẩm nào thì bạn cũng cần phải đặt ưu tiên về những hiểu biết, kiến thức về nghề đó hàng đầu, ví dụ như nghề môi giới bất động sản thì bạn phải nắm vững thông tin về bất động sản như: vay vốn ngân hàng, pháp luật, chủ đầu tư, khảo sát thị trường,...hay trong môi giới bảo hiểm bạn cần biết các chính sách của pháp luật về bảo hiểm.

Những khó khăn của nghề môi giới

Khó khăn tiếp theo trong nghề môi giới là việc tiếp cận khách hàng do không có am hiểu về các kỹ năng marketing, tìm kiếm khách hàng. Hay việc có khách hàng nhưng không đủ kỹ năng, sự hiểu biết và tự tin để xử lý tình huống. Đây chính là lý do mà khiến bạn dễ bỏ cuộc nhất.

Tiếp theo khó khăn trong việc cạnh tranh sản phẩm với các đối thủ cùng mặt hàng như trong nghề bất động sản có hàng trăm đối thủ môi giới cùng bán hàng dự án mà bạn đang bán, điều này sẽ khiến khách hàng phân tâm, nhiều lựa chọn. Chính vì vậy bạn cần thêm kỹ năng nắm được tâm lý khách hàng và hiểu rõ sản phẩm để thành công trong các giao dịch.

Dù nghề môi giới ở mỗi lĩnh vực sẽ gặp những khó khăn riêng nhưng trong tình hình phát triển hiện nay, cơ hội cũng chính là việc tạo nên từ những khó khăn, bạn cần phải bứt phá, thêm kỹ năng và kiến thức thì mới có thể hái quả ngọt từ nghề của mình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các quyền nghĩa vụ, đặc điểm và những khó khăn trong nghề môi giới. Hy vọng bài viết trên đây của Homeup sẽ mang đến những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc.


Tin liên quan

Tin mới