6 vật liệu chống nóng cho mái nhà

Mái nhà là nơi hứng ánh nắng mặt trời nhiều nhất của căn nhà, lượng nhiệt có thể hấp thụ từ bên trên truyền trực tiếp xuống không gian bên dưới qua kết cấu mái, gia tăng sự bức bối, khó chịu cho gia chủ. Qua bài viết dưới đây của homeup.vn bạn có thể lựa chọn những vật liệu cách nhiệt phù hợp cho mái nhà của mình.

1. Trồng cỏ, cây xanh trên phần mái nhà

Đây là một giải pháp chống nóng hữu hiệu cho ngôi nhà. Nhờ lớp đất ẩm, tán cây xanh hấp thu khí CO2 và cung cấp oxi, cũng như tạo được bóng râm xuống phần mái… Những yếu tố này tạo nên một lớp chống nóng hữu hiệu cho mái nhà.

Đây là cách chống nóng cho căn nhà rất hiệu quả, thân thiện môi trường
Đây là cách chống nóng cho căn nhà rất hiệu quả, thân thiện môi trường

Tuy nhiên để có một khu vườn trên mái nhà không phải đơn giản vì phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian thực hiện, sau đó còn phải chăm sóc những cây cỏ đó. Ngoài ra việc thi công chống thấm cho mái nhà phải được giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng đọng nước tù ảnh hưởng đến kết cấu mái căn nhà.

2. Tôn cách nhiệt

Tôn cách nhiệt còn gọi là tôn chống nóng, thường cấu tạo bởi ba lớp gồm lớp tôn bề mặt, lớp cách nhiệt PU (Polyurethane) và lớp màng nhôm hoặc lớp tôn lót.

Vật liệu này còn không chứa tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Vật liệu này còn không chứa tác nhân gây hiệu ứng nhà kính nên rất thân thiện với môi trường

Loại tôn này giúp cản nhiệt truyền vào nhà kể cả trong những ngày nắng gắt, cách âm cũng tốt, độ bền tốt và có tính thẩm mỹ. Vật liệu này còn không chứa tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.

So với các loại mái nhà khác, việc thi công mái tôn cách nhiệt không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ mất khoảng 2 ngày. Tuy nhiên bạn sẽ khó tận dụng được mặt bằng mái vào những công năng khác.

3. Lát gạch chống nóng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gạch chống nóng với nhiều mẫu mã và khác nhau. Gạch cách nhiệt chống nóng sẽ được lát trực tiếp lên mặt mái nhà.

Gạch cách nhiệt chống nóng sẽ được lát trực tiếp lên mặt mái nhà.
Gạch cách nhiệt chống nóng sẽ được lát trực tiếp lên mặt mái nhà.

Đặc điểm của loại gạch này là có lỗ rỗng phía dưới giúp cách nhiệt giữa hai môi trường. Tạo không khí thoáng mát cho phòng áp mái. Ngoài ra cách thi công chống nóng sân thượng bằng gạch lỗ đơn giản, giá thành rẻ nên được nhiều người ưa thích.

Tuy nhiên hiệu quả cách nhiệt của gạch chống nóng không quá cao, thậm chí nhiệt độ do gạch hấp thụ vẫn có thể truyền thẳng xuống dưới. Bên cạnh đó, với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, một thời gian dài sau lớp gạch sẽ bị thấm nước khiến tỷ trọng mái tăng đáng kể, dẫn tới tình trạng nứt trần nhà và ẩm mốc.

4. Phun Foam PU

Foam PU (Polyurethane) là dạng bọt xốp siêu nhẹ, không mùi, màu trắng ngà với 2 thành phần chính là Isocyanate và Polyols được trộn bằng thiết bị chuyên dụng. Hợp chất này sau khi khô sẽ tạo thành lớp chống thấm cao phân tử.

Chi phí cho việc phun Foam Pu khá đắt đỏ
Chi phí cho việc phun Foam Pu khá đắt đỏ

Foarm PU có thể cách nhiệt tốt, độ dẫn nhiệt thấp, có tính chống cháy lan cấp B2, trọng lượng nhẹ, đàn hồi, giúp giảm tải trọng lên kết cấu chịu lực.

5. Chống nóng bằng xốp XPS

XPS là dòng vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu so với những giải pháp trên thì dùng xốp XPS vẫn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: Trọng lượng nhẹ, dễ cắt xén, vận chuyển thuận tiện cho việc lắp đặt. Cường độ chịu nén và độ cứng cơ học vượt trội, có thể chịu nước, chống ẩm, mối mọt, nấm mốc khá cao. 

Trọng lượng nhẹ, dễ cắt xén, vận chuyển thuận tiện cho việc lắp đặt.
Trọng lượng xốp XPS nhẹ, dễ cắt xén, vận chuyển thuận tiện cho việc lắp đặt.

Tuy vậy, bề mặt xốp XPS là nhựa, không phải lớp giấy xi măng. Chính vì điểm này nên khi lắp đặt tấm xốp XPS sẽ không bám chắc vào bề mặt vữa xi măng. Qua thời gian chịu tác động của thời tiết, nước mưa sẽ luồn xuống dưới tấm xốp gây ra hiện tượng nứt trần, làm tăng tỷ suất truyền nhiệt.  

6. Sử dụng tấm đan bê tông đục lỗ

Sau khi chống thấm sàn mái bằng hỗn hợp hồ dầu, đơn vị thi công sẽ định vị và rải đều các cục kê tấm đan lên sàn. Những tấm đan kích thước 60x60cm, có lỗ thoát nước sẽ được trải lên trên, tạo ra lớp sàn chống nóng, bảo vệ không gian sinh hoạt phía dưới ngôi nhà.


Tin liên quan

Tin mới