Nhà Cấp 4 Là Gì? Những đặc điểm của nhà cấp 4

Tại sao nhà được chia thành các cấp như: Biệt thự, cấp 1, 2, 3, 4, 5? Hãy cùng homeup.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tại sao nhà ở được chia thành các cấp?

Việc phân loại nhà ở theo các cấp độ thuộc chủ trương ban hành của nhà nước bắt buộc thực hiện trong thi công các công trình, chúng có một số lợi ích trong công tác quản lý có thể kể đến như sau:

  • - Giúp nhà nước dễ dàng xác định giá trị và tính thuế giá trị bất động sản trong trường hợp cần thiết.
  • - Giúp chính quyền địa phương dễ quản lý thời hạn sử dụng, chất lượng nhà ở trong khu vực.
  • - Giúp quản lý về chất lượng sống của người dân theo khu vực.

Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991 hướng dẫn việc phân loại các hạng nhà, hạng đất và định giá tính thuế nhà, đất.

Biệt thự, Nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, nhà cấp 4 hay nhà tạm (cấp 5) thường được phân loại dựa trên các yếu tố: Kết cấu chịu lực, niên hạn sử dụng, chất lượng tường bao che, tường ngăn, mái ngói, vật liệu hoàn thiện và tiện ích sống xung quanh.

Nhà cấp 4 là gì?

Trước đây, nhà cấp 4 được hiểu là nhà có kết cấu chắc chắn, chịu lực tốt, được xây dựng trên diện tích không quá 1000m2. Nhà có thể được xây bằng gỗ, gạch và có tương ngăn cách bằng gạch hoặc hàng rào. Mái nhà có thể là mái ngói hoặc tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp, hoặc cũng có thể là rơm, tre, nứa, gỗ. Nhà cấp 4 có niên hạn sử dụng ngắn vào khoảng 30 năm.

Nhà cấp 4 là mô hình nhà ở phổ biến nhất tại Việt Nam
Nhà cấp 4 là mô hình nhà ở phổ biến nhất tại Việt Nam

Hiện nay, nhà cấp 4 được định nghĩa rõ ràng hơn và được ban hành cụ thể bằng các văn bản.

Theo nghị định số 209.2004.NĐ-CP, nhà cấp 4 được định nghĩa là những căn nhà có chiều cao nhỏ hơn 3 tầng hoặc có tổng diện tích sử dụng dưới 1.000m2. Theo khái niệm này, có thể thấy, phần lớn nhà tại Việt Nam đều theo mô hình cấp 4.

Tuy vậy, với thông tư số 03/2016/TT-BXD, theo quy định nhà cấp 4 mới nhất là nhà có chiều cao xây dựng 1 tầng và có diện tích sử dụng nhỏ hơn 1.000m2. Và đây được cho là quy chuẩn chính xác nhất về nhà cấp 4.

Tiêu chuẩn phân loại nhà cấp 4

  • - Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ. Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm.
  • - Mái ngói hoặc Fibroociment.
  • - Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm).
  • - Vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp.
  • - Tiện nghi sinh hoạt thấp.

Những đặc điểm của nhà cấp 4

Dù thiết kế không rộng nhưng nhà cấp 4 lại là sự lựa chọn thích hợp với nhiều gia đình. Bởi những đặc điểm sau:

Chi phí hợp lý

Nhà cấp 4 có nhiều thiết kế khác nhau, vì thế, mức chi phí xây dựng thường không cố định và có sự dao động. Tuy nhiên, hầu hết các mẫu nhà cấp 4 đều có chi phí phải chăng, phù hợp với kinh tế của hầu hết gia đình Việt.

Thời gian xây

Xét về tính năng và thiết kế thi công nhà cấp 4 đều đơn giản, chính vậy mô hình nhà cấp 4 có thời gian thi công ngắn và khả năng đưa vào sử dụng nhanh chóng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất của loại hình nhà ở này.

Vật liệu xây dựng

Thông thường, các vật liệu xây dựng nhà cấp 4 thường không quá cầu kỳ, nhưng vẫn bảo đảm an toàn và độ bền đến 30 năm cho người sử dụng. Không những vậy, gia chủ có thể tận dụng tối đa các khối vật liệu khi xây để bổ sung và hoàn thiện kết cấu ngôi nhà.

Thiết kế

Nhà cấp 4 có thể thiết kế với nhiều phong cách khác nhau, từ kiến trúc Á Châu hay kiến trúc Âu Châu, kiến trúc cải biến,… Tất cả đều vô cùng đa dạng, hài hòa và thân thiện với văn hóa người Việt.

Kiến trúc

Nói về nhà cấp 4 chắc chắn nhiều người đã hình dung ra lối thiết kế không quá cầu kỳ, song, vẫn bảo đảm được kết cấu ổn định, vững chắc và tính thẩm mỹ cho gia chủ. Đây là ưu điểm nổi bật của nhà cấp 4 so với nhiều mô hình nhà ở khác.

Xem thêm: Những mẫu thiết kế nhà cấp 4 được ưa chuộng nhất hiện nay


Tin liên quan

Tin mới